Mẹ&Con - Hẳn mẹ đã biết sữa mẹ quan trọng với bé yêu biết chừng nào. Vì thế, mẹ sẵn sàng làm mọi cách để con có nguồn sữa dồi dào dùng đến khi con lớn hơn chút nữa hoặc không lo thiếu sữa khi xa mẹ. Điều này không sai, chỉ cần mẹ ghi nhớ 5 điều sau nhé. Da trắng hồng, sạch mụn và mịn màng sau sinh nhờ sữa mẹ Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón mẹ phải nhớ tuân thủ 4 nguyên tắc ăn uống này Làm gì khi bé bị dị ứng sữa mẹ?

Đảm bảo vệ sinh

Tuyệt đối không được quên 5 điều này khi bảo quản sữa mẹ 5

Mẹ nhớ khử trùng dụng cụ trữ sữa. (Ảnh minh họa)

Đây là nguyên tắc đầu tiên Mẹ&Con muốn mẹ nhớ đến trong tất cả các giai đoạn bảo quản sữa cho con. Bởi lẽ, chúng chính là cách giúp mẹ “cắt đứt” sự tấn công của các loại vi khuẩn, nguyên nhân khiến cho sữa mẹ mất đi hương vị vốn có, thậm chí là trở nên có hại cho sức khỏe bé yêu.

Để làm được điều này, mẹ cần nhớ:

– Vệ sinh ngực trước khi vắt sữa:

Đầu tiên, mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn rồi dùng khăn thấm nước ấm lau sạch hai bên ngực, xả sạch khăn cho từng bầu ngực. Vừa lau, mẹ vừa kết hợp với việc mát-xa nhẹ nhàng theo chiều từ trên bầu ngực xuống nhũ hoa để các ống dẫn sữa giãn ra, tạo điều kiện cho sữa chảy nhanh hơn khi vắt.

– Khử trùng dụng cụ trữ sữa:

Bên cạnh việc vệ sinh bầu ngực, mẹ cũng cần nhớ rửa sạch các dụng cụ dùng cho việc hút và bảo quản sữa như máy hút, miếng đệm silicon, túi ni-lon, bình trữ, cốc đựng… bằng nước rửa chuyên dụng. Sau đó, mẹ dùng nước sôi để khử trùng toàn bộ các dụng cụ trước khi tiến hành vắt sữa. Đặc biệt, để đảm bảo cho sữa mẹ không lây nhiễm các từ nguồn thức ăn trong tủ lạnh, mẹ nên dành riêng ngăn đông để trữ sữa và vệ sinh thật sạch trước khi cất sữa vào.

– Sử dụng dụng cụ riêng biệt

Có thể hiểu dụng cụ riêng biệt là các sản phẩm chỉ dành cho việc vắt và bảo quản sữa, không dùng để làm việc khác. Các loại túi đựng sữa phải là loại sử dụng một lần, không tái sử dụng bằng cách rửa sạch, phơi khô rồi tiếp tục mang đi trữ sữa.

Bên cạnh đó, nguyên tắc vệ sinh cũng cần được áp dụng khi bạn dùng máy vắt sữa đó là không dùng lại máy vắt sữa cũ hoặc thuê, mượn máy vắt sữa của người khác. Nguyên nhân được các chuyên gia sức khỏe nhận định rằng, với máy vắt sữa đã qua sử dụng, một lượng nấm mốc còn tồn tại trong các ống dẫn sữa, phễu, bình, màn tạo áp lực… sẽ xâm nhập vào sữa của bạn. Đó là chưa kể đến lý do một số bà mẹ mang vi-rút được truyền qua sữa mẹ như cytommegalovirus (CMV) và HIV (AIDS) truyền vào bé yêu. Vì thế, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo các bà mẹ không nên dùng chung các loại máy hút sữa.

Nhiệt độ thích hợp

Khi được hỏi về thời gian dự trữ sữa trong tủ lạnh, nhiều bà mẹ “tự tin” trả lời rằng đó là 6 tháng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng khoảng thời gian lưu trữ sữa dài hay ngắn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và chỉ đạt được mối 6-12 tháng khi đáp ứng yêu cầu đề ra.

– 6-8 tiếng

Là thời gian sữa mẹ sau khi khi vắt ra và được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C. Nếu không đạt được nền nhiệt độ này, thời gian bảo quản sữa sẽ ngắn lại, chỉ còn 3-4 tiếng.

– 72 tiếng

Sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản đến 72 tiếng trong ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên, trừ khi bé của mẹ cần dùng ngay, nếu không mẹ phải nhanh chóng cấp đông sữa để đảm bảo không cho các vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển.

– 2 tuần

Với sữa được trữ ở ngăn đông của các loại tủ đời cũ, không có sự tách biệt với ngăn mát, có nhiệt độ vào khoảng -15 độ C, mẹ hãy nhớ rằng thời gian bảo quản sữa chỉ còn 2 tuần thôi nhé. Trước khoảng thời gian này, mẹ nên cho bé uống để đảm bảo chất lượng sữa.

– 3 tháng

Nếu để ở ngăn đông tủ lạnh, tách biệt so với tủ mát với nền nhiệt độ vào khoảng -18 độ C, sữa của mẹ sẽ được bảo quản lâu hơn, đến 3 tháng. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ rằng khi cất sữa, phải cất vào giữa ngăn, không để ở cánh cửa tủ, vì nhiệt độ ở đó không đạt đến mức tối ưu.

– 6-12 tháng

Để đạt được thời gian trữ sữa này, mẹ phải chọn tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết, tương đương với -20 độ C và đảm bảo không đóng mở ngăn đông quá thường xuyên để nhiệt độ luôn đạt chuẩn theo yêu cầu ướp lạnh.

Làm ấm sữa đúng cách:

Tuyệt đối không được quên 5 điều này khi bảo quản sữa mẹ 6

Ảnh minh họa

– Với sữa trữ trong ngăn mát

Trước khi cho bé yêu ăn sữa để trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ nên cho sữa vào bình rồi dùng một chiếc bát đựng nước ấm để ủ sữa đạt đến nhiệt độ thích hợp. Lúc này, mẹ nên chú ý kiểm soát nhiệt độ của bát nước, không được dùng nước sôi mà chỉ nên dùng nước ấm khoảng 40 độ. Để có được nhiệt độ này, mẹ có thể pha với nước nguội hoặc để nước sôi nguội bớt lại và dùng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra. Nếu không, mẹ cũng có thể để bịch sữa lạnh dưới vòi nước ấm đang chảy để tăng nhiệt độ cho sữa.

– Với sữa trữ trong ngăn đông

Nếu sữa đang được trữ thành túi ở ngăn đông, trước khi cho bé bú, mẹ nên lấy sữa để xuống ngăn mát khoảng 1 ngày. Sau đó tiến hành các bước còn lại để làm ấm sữa.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ quên không chuẩn bị trước thì có thể lấy sữa đặt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt độ phòng sẽ làm sữa tan nhanh hơn.

Sau khi sữa trở về dạng lỏng, mẹ nhẹ nhàng lắc đều để lớp chất béo nổi váng ở trên tan đều trong sữa rồi đặt túi sữa vào bát nước 40 độ C để làm ấm sữa lại. Khi dùng túi có khóa để trữ sữa, mẹ nên kiểm tra cẩn thận xem túi có rò rỉ không, trước khi đặt vào bát nước ấm nhé.

Trong trường hợp hâm sữa bằng máy, mẹ đặt bình vào khoang hâm, cho nước vào đến vạch đánh dấu theo hướng dẫn, sau đó cắm điện và điều chỉnh mức nóng cần thiết. Nếu mẹ không cho bé dùng ngay, có thể điều chỉnh chế độ hâm để giữ ấm khi đến cữ bú.

Một điều mẹ cần nhớ là tuyệt đối không dùng lò vi sóng hay nước có nhiệt độ cao để hâm sữa. Bởi lẽ, nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các dưỡng chất, khiến cho bé yêu không hấp thu được dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Xử lý sữa có mùi… xà phòng

Rất nhiều mẹ than phiền rằng, bé thường “chê” sữa sau khi trữ đông, dù trước đó rất mê sữa mẹ hoặc không tỏ ra khó chịu khi mẹ vắt sữa ra và cho bú ngay sau đó.

Giải thích cho hiện tượng này chính là sự xuất hiện của một loại enzyme được sản xuất bởi tuyến tụy có tên là Lipase khi được cấp đông. Loại enzyme này có vai trò phá vỡ chất béo trung tính thành các a-xít béo có thành phần nhỏ hơn, hỗ trợ cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng qua đường ruột. Ngoài ra, Lipase còn đóng vai trò như chất xúc tác giúp hấp thu các dưỡng chất tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng, giúp tăng giá trị dinh dưỡng của chất béo tự nhiên có trong sữa mẹ.

Vì thế, nếu chẳng may bé không thích mùi vị của Lipase, mẹ có thể thực hiện quá trình thanh trùng sữa trước khi cấp đông như sau:

– Vắt sữa mẹ ra và cho vào nồi đun lên khoảng 82 độ C cho sữa lăn tăn.

– Cho vào cốc thủy tinh và đặt ngay vào thau nước lạnh.

– Khi sữa nguội lại, cho vào túi zip và ghi ngày để uống theo thứ tự đánh dấu.

Ngăn ngừa sữa “nở”

Có rất nhiều lý do khiến mẹ dồn nhiều sữa vào trong một bịch như “tiết kiệm” sữa, vắt ra quá nhiều nên không nỡ bỏ đi. Cũng có mẹ vì không chuẩn bị đủ túi trữ hay bình trữ nên dồn một lượng sữa lớn lại với nhau.

Cách làm này không những không thực sự hiệu quả, mà còn khiến cho sữa dễ bị hỏng và khiến bé bỏ phí sữa mẹ do lượng sữa quá nhiều so với một lần bé bú.

Vì sao lại như vậy nhỉ? Trên thực tế, các chất lỏng sau khi được đông lạnh sẽ giãn nở ra. Cho nên, nếu mẹ cứ dồn sữa vào quá nhiều trong một túi, bình trữ sẽ khiến chúng tràn ra ngoài, dẫn đến nhiễm khuẩn và bị hỏng.

Trong tình huống này, lời khuyên cho mẹ là chỉ nên vắt khoảng 60-120 ml/túi để đủ cho một lần bé ăn. Đồng thời, khi cho vào các dụng cụ trữ sữa, mẹ chỉ nên đổ khoảng 2/3, chừa trống một khoảng không gian cho sữa giãn nở khi đông lạnh, tránh bị trào ra ngoài.

Tags:

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.