Trẻ sơ sinh không tăng cân là một trong những mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh trong quá trình nuôi con. Thực tế là có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm so với trẻ cùng độ tuổi hay không tăng cân. Nếu bạn đang có thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ không tăng cân thì hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân mỗi tháng là bình thường?
Thông thường, từ khi chào đời cho đến khoảng 4 ngày tuổi, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
Sau khoảng thời gian này, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Như vậy, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của con sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc mới sinh và có thể khiến nhiều ba mẹ lầm tưởng là trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng đầu.
Sau sinh khoảng 3 tháng, cân nặng của bé có thể tăng từ 1 – 1,2kg. Càng về sau, mức tăng cân của con càng chậm lại. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi 2 tuần bé tăng trung bình khoảng 225g, khi 6 tháng cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc mới sinh.
Tuy nhiên, mức tăng cân của trẻ sơ sinh ở mỗi bé là không giống nhau, có bé sẽ tăng nhanh hoặc chậm hơn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu cân nặng của bé không xê xích quá nhiều.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc chậm tăng cân
Thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khỏe định kỳ để xác định được liệu bé có tăng cân hay không. Ba mẹ cũng nên theo dõi phân, nước tiểu, thói quen bú của con và ghi lại. Ngoài ra, một số biểu hiện trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc chậm tăng cân cũng có thể bao gồm việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không tăng cân
Nhìn chung, nếu trẻ sơ sinh không tăng cân ổn định thì có thể do 2 nguyên nhân: một là bé ăn uống không đầy đủ hoặc hai là bé không thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chi tiết cho vấn đề này.
Các vấn đề liên quan đến việc cho bé ăn
- Bé liên tục cảm thấy mệt mỏi và ngủ trước khi uống đủ sữa.
- Bé mút quá yếu ớt nên không nhận đủ lượng sữa cần thiết
- Sứt môi hoặc hở hàm ếch sẽ gây trở ngại khi bú.
- Lưỡi bị dính cũng có thể khiến bé gặp khó khăn trong quá trình bú và khiến bé nhận ít các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nếu bạn đang cho bé uống sữa công thức, pha sai công thức cũng có thể dẫn đến việc bé không thể tăng cân.
- Không thể cho bé bú theo lịch trình hợp lý thì bé có thể không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết.
- Vú của mẹ không sản xuất đủ sữa để nuôi trẻ.
- Trạng thái căng thẳng sẽ gây ra phản xạ này ngăn cản trẻ bú sữa mẹ. Khi vấn đề này trở thành mãn tính, nó có thể dẫn đến việc trẻ không thể tăng cân..
- Một số em bé được cho bú theo đúng thời gian biểu thay vì theo nhu cầu khi đói sẽ nhận được ít chất dinh dưỡng hơn nhu cầu thực sự của bé.
Các nguyên nhân phổ biến khác
- Nếu bé bị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé.
- Bé có thể có các vấn đề mãn tính về đường tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, bệnh celiac hoặc tình trạng không thể dung nạp lactose.
- Trầm cảm sau sinh khiến cho mẹ không thể dành cho trẻ sự chú ý cần thiết để đảm bảo rằng bé nhận đủ calo.
- Trong những trường hợp hiếm, tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân có thể là hậu quả của một số bệnh về phổi như bệnh xơ nang; bệnh trong hệ thống thần kinh như bại não; bệnh liên quan tới nhiễm sắc thể như hội chứng Down; bệnh tim; thiếu máu; rối loạn trao đổi chất hoặc rối loạn nội tiết chẳng hạn như thiếu hormone tăng trưởng….
Trẻ sơ sinh không tăng cân phải làm sao?
Nếu trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hoặc thậm chí trẻ sơ sinh không tăng cân, ba mẹ có thể thử các cách dưới đây để con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn:
- Cho bé dùng thêm sữa bột hay sữa công thức
- Sử dụng núm vú hỗ trợ cho bú để giúp con nhận được đủ lượng sữa cho quá trình phát triển
- Đưa trẻ đi khám để kiểm tra và phát hiện nguyên nhân cũng như chỉ định sử dụng thuốc nếu cần
- Chắc chắn rằng bé đang ngậm núm vú mẹ một cách chính xác.
- Cho bé bú mẹ mỗi 2 – 3 tiếng và bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Đừng giãn cách thời gian cho bú (khoảng 3 – 4 tiếng cho 1 cữ) giống như những bé bú sữa công thức vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên bé được nuôi bằng sữa mẹ cần ăn thường xuyên hơn
- Tránh sử dụng núm vú giả trong 4 – 6 tuần đầu sau sinh vì khiến bé mệt mỏi và bú kém. Sau khi bé bú mẹ và tăng cân tốt, bạn có thể cho con dùng lại núm vú giả.
Khi nào cần lo lắng?
Khi trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc lên cân chậm hơn dự kiến, điều đó có nghĩa rằng bé chưa nhận được lượng thức ăn cần thiết. Cụ thể, nếu sau hai tuần mà trẻ sơ sinh không có mức cân nặng như thời điểm chào đời, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng cân ít, trẻ sơ sinh tháng thứ 2 không tăng cân, trẻ sơ sinh tháng thứ 3 không tăng cân hoặc không tăng cân đều đặn, đó có thể là vấn đề cần được quan tâm.
Nếu trẻ tăng cân chậm nhưng vẫn bú đủ, phát triển với tốc độ ổn định thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhưng không cần quá lo lắng.
Bé bú mẹ không tăng cân phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn không tăng cân cũng là nỗi lo lắng của nhiều ba mẹ. Dưới đây là một số điều có thể hỗ trợ bạn giúp bé tăng cân đúng cách.
- Sử dụng một tấm bảo vệ núm vú nhỏ để giúp đưa thức ăn cũng như sữa mẹ vào miệng bé dễ dàng hơn.
- Trong thời gian ăn dặm của trẻ, nên sử dụng ống nhỏ giọt hoặc chai đựng, hạn chế thức ăn tràn ra ngoài;
- Cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ tiêu hóa.
- Theo dõi sự tăng cân của trẻ thường xuyên.
- Đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể để nhận các tư vấn chính xác về tình trạng của bé, nguyên nhân bé không tăng cân cũng như cách chăm sóc – chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất.
- Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
- Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.
Trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc tăng cân ít hơn những bạn bè đồng trang lứa khiến ba mẹ lo lắng. Để theo dõi cân nặng của bé, ba mẹ nên đưa con đi khám định kỳ để được chẩn đoán. Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu mệt mỏi hoặc bỏ bú bất thường cũng cần đưa bé đi khám ba mẹ nhé!