Mẹ và Con -  Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt được xem là tình trạng khá phổ biến. Thế nhưng, điều bố mẹ thắc mắc là liệu chúng có thực sự vô hại? Làm thế nào để khắc phục?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt thường sẽ tự khỏi, hiếm để lại ảnh hưởng nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong thời gian trẻ bị chảy nước mắt, bố mẹ cần thật sự cẩn trọng trong việc chăm sóc đôi mắt bé. Khi có bất cứ nghi ngờ nào, nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt là gì?

Theo giải thích từ các chuyên gia, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt là tình trạng tiết ra nước mắt quá nhiều, khiến mắt trẻ luôn trong tình trạng ướt át và rơm rớm nước mắt, thậm chí đọng thành từng giọt và chảy xuống mặt bé. 

trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt
Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt là gì? 

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

Do mắt bị kích thích

Khi tiếp xúc trực tiếp với các chất dễ gây kích ứng như phấn hoa, khói bụi…mắt trẻ sơ sinh sẽ tự động tạo ra nước để giúp rửa sạch những chất này. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh còn do các bệnh về viêm kết mạc, hiện tượng lông mi mọc vào bên trong hay tật lộn mi…gây kích ứng mắt. 

Xem thêm: 5 nguyên nhân hay bị chảy nước mắt ở người lớn

Nếu bé yêu gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên hạn chế tối đa việc để bé lấy tay dụi lên mắt quá nhiều. Bởi hành động này có thể khiến tình trạng viêm trở nên khó chịu hơn.

Do nhiễm trùng

Theo các chuyên gia, nhiễm trùng mắt chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt. Trong đó, đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng mắt thường nhất ở trẻ nhỏ. 

Xem thêm: Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì ?

Do cơ thể còn non nớt, nên đối với các trường hợp nhiễm trùng này, trẻ sơ có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng như chảy nước mắt, mắt đổ ghèn, thậm chí là sưng, rát và đau nhức…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Do ống lệ có vấn đề hoặc tắc lệ đạo 

Thông thường, ống lệ hay lệ đạo có vai trò dẫn nước mắt thừa từ mắt xuống mũi. Nhưng nếu ống lệ bị tắc, đồng nghĩa với việc nước mắt sẽ không thể lưu thông từ mắt xuống mũi và kết quả sẽ bị trào ra ngoài, làm cho trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt.

Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sơ sinh có thể bị chảy nước mắt ở một hoặc hoặc hai bên mắt; chảy thường xuyên hoặc theo từng đợt; thậm chí trẻ có thể bị chảy nước mắt ngay cả lúc ngủ. 

Theo các chuyên gia, nếu quá trình tắc ống kệ kéo dài, nước mắt ứ đọng tại túi lệ có thể gây nhiễm trùng, tạo nên nhầy mủ nguy hiểm. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra. 

Làm gì để khắc phục tình trạng chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh? 

Đối với những gia đình có trẻ sơ sinh thường xuyên bị chảy nước mắt, cần lưu ý các cách sau nhằm khắc phục tình trạng trên. 

  • Giúp bé lau sạch mắt bằng bông thấm, hạn chế tối đa việc tích tụ gỉ mắt gây nhiễm trùng.
  • Dùng tay (đã vệ sinh kỹ) giúp bé xoa nhẹ ống lệ, để giúp giảm tắc nghẽn.
  • Trong một số trường hợp, có thể cho trẻ sử dụng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) nhằm hạn chế các triệu chứng do nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt an toàn, dịu nhẹ với trẻ. Theo các bác sĩ, bố mẹ nên dùng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc kháng histamin, nhằm chống lại các triệu chứng dị ứng.
  • Giúp trẻ vệ sinh mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm loại bỏ các chất kích thích.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt là do virus, bố mẹ nên đợi khoảng một tuần, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì nên đưa bé đi khám. 

khắc phục tình trạng chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh chảy nước mắt tại nhà

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt không quá nghiêm trọng, bố mẹ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà nhằm giảm bớt sự khó chịu cho bé như: Luôn giữ đôi mắt bé sạch sẽ; chườm nóng và lạnh lên mắt bé để giảm bớt sự tắc nghẽn của tuyến lệ, đồng thời loại bỏ gỉ tích tụ quanh mắt.

Lưu ý, trong quá trình chăm sóc mắt cho trẻ nhỏ tại nhà, phụ huynh không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Đối với những trẻ bị nhức mỏi mắt; bị dị ứng thông thường, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho con. Tuy nhiên, khi mắt trẻ gặp viêm nhiễm hoặc có bệnh lý nguy hiểm, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để chữa cho con, bởi tất cả đều ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường. 

Khi nào nên đưa trẻ đi khám? 

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sống nhưng mắt vẫn rất trong, sáng và không có dấu hiệu khó chịu nào, bố mẹ có thể yên tâm chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, đối với các bé có những triệu chứng sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến kiểm tra tại bệnh viện: 

  • Mắt bé bị viêm, đỏ bên trong hoặc xung quanh mắt. 
  • Bé bị chảy nước mắt, kèm theo đổ ghèn, hoặc có lớp gỉ màu vàng xuất hiện xung quanh mắt. 
  • Em bé liên tục lấy tay dụi mắt, hoặc quấy khóc do khó chịu. 
  • Mắt bé trở nên nhạy cảm với ánh sáng, thường xuyên thích nhắm mắt. 
  • Mí mắt của trẻ có dấu hiệu bị biến dạng.

Tóm lại, hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, để đảm bảo mắt trẻ luôn được bảo vệ, bố mẹ cần lưu ý những biểu hiện khi bé bị chảy nước mắt. Liệu có đi kèm với các triệu chứng khác hay không? Nếu có, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra sớm nhất có thể. 

Bài viết liên quan