Mẹ và Con - Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân khiến con béo phì, mẹ hãy bắt đầu lập ngay kế hoạch giảm cân cho trẻ ngay từ hôm nay nhé!

Trẻ em béo phì là vấn đề đáng lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều người đã từng tìm mọi cách giảm cân cho con nhưng không mấy hiệu quả. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về kế hoạch giảm cân cho bé được nhiều mẹ áp dụng thành công qua bài viết sau đây nhé!

Những ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ em béo phì

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, nhưng nhiều cha mẹ lại không ngờ rằng trẻ em béo phì sẽ có nguy cơ đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Mắc phải những bệnh ung thư nội mạc tử cung, vú, đại tràng…
  • Bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Mỡ trong máu
  • Kháng insulin, đây thường được xem là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn cơ xương khớp…

Lên kế hoạch giảm cân cho trẻ em béo phì

Hình thành thói quen tập thể dục

Các hoạt động thể thao luôn hữu ích trong việc giảm cân, không chỉ riêng đối với trẻ em béo phì. Ban đầu, một số bài tập giảm cân cho trẻ em béo phì từ đơn giản, nhẹ nhàng mà mẹ có thể chọn cho con như đi bộ, tập luyện tại chỗ, đá bóng, đánh cầu lông… Tuy nhiên, bạn nên nhớ nhắc nhở con luôn khởi động trước khi bắt đầu luyện tập tránh những nguy hiểm về căng cơ, chuột rút cho trẻ trong lúc tập luyện.

trẻ em béo phì
Trẻ em béo phì

Gia đình bạn cũng nên thực hiện những hoạt động thể chất này cùng trẻ, bạn có thể cùng trẻ chạy bộ, đạp xe đạp, đi cầu thang bộ… Ngoài việc giúp con vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng hiệu quả, còn giúp gia đình trở nên gắn kết hơn, trẻ sẽ làm quen được với nhiều bạn bè hơn.

Thay đổi chế độ, thói quen ăn uống của con

Trẻ em béo phì thường là do được nuông chiều quá nhiều trong ăn uống, vì nhiều bậc cha mẹ không nỡ phải nhìn con than đói. Hãy khuyến khích trẻ chỉ ăn đúng cử, đúng bữa và ăn đúng khẩu phần ăn vừa phải trong lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra nên dừng lại thói quen ăn cho vui, ăn theo số đông, bạn bè rủ đi ăn liền đi…

Trẻ em và thanh thiếu niên thường có thói quen ăn uống do buồn chán, căng thẳng chứ đa phần không phải vì đói. Trẻ chỉ nên ăn cùng với gia đình, vì dù sao năng lượng trong khẩu phần ăn của con phải ít hơn năng lượng mà con tiêu hao cho những hoạt động thể chất thì trẻ mới có thể giảm cân được. Đồng thời hạn chế tối đa không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay dùng điện thoại, máy tính.

Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe tại nhà

Không chỉ ra ngoài nhiều mới giảm cân được, thực tế có rất nhiều bài tập đốt calo hiệu quả tại nhà bạn có thể hướng dẫn trẻ. Bạn có thể mua một tấm thảm tập, bộ dây nhảy và đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho con. Bất cứ khi nào trẻ rảnh rỗi, hãy khuyến khích con đứng dậy và tập luyện cùng với cha hoặc mẹ, tránh để con ngồi ì một chỗ và quên đi nhu cầu ăn uống bình thường.

Giúp trẻ em béo phì rèn luyện sức khỏe tại nhà

Hãy cùng con tập những bài tập nhẹ nhàng như hiit, cardio, plank, chống đẩy hay nhảy dây, thể dục nhịp điệu, aerobic… Không chỉ hỗ trợ giảm cân, đốt năng lượng hiệu quả mà còn giúp cơ thể con dẻo dai hơn, xương khớp cũng chắc chắn hơn. Đồng thời, đừng quên nhắc nhở trẻ hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giờ nữa mẹ nhé.

Chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ em béo phì

Giảm cân sẽ khó hơn khi trẻ vẫn phải đến trường thường xuyên, đặc biệt là đối với những trẻ có lịch trình học dày đặc từ sớm đến tối, việc cắt khẩu phần ăn của trẻ có thể sẽ khiến con mệt mỏi nhiều hơn.

Vì thế, bạn nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn cho con để hạn chế chất béo trong đồ ăn, hãy sử dụng nồi chiên không dầu thay vì chiên trên chảo, thay thế muối hồng cho muối ăn, đường ăn kiêng cho đường cát trắng, dùng dầu olive và dầu 0% calo để nấu ăn thay vì dầu ăn hàng ngày…

Đây cũng là một thói quen ăn uống rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể giảm lượng muối mỗi ngày trong khi chế biến đồ ăn, trẻ sẽ học được cách ăn nhạt hơn để tránh tình trạng tích nước. Bổ sung nước khoáng hàng ngày đầy đủ cho con. Chuẩn bị cho trẻ những loại nước ép từ rau củ, hạn chế nước ngọt có ga hay nước ép trái cây.

Bạn có thể cho con uống sữa tách béo, sữa ít đường sau đó là sữa không đường. Đồ ăn vặt có thể cho con ăn khoai lang, bắp luộc… thay vì bánh ngọt, bánh kem, snack…

Luôn để tủ lạnh và tủ đồ ăn nhà bạn không có nhiều đồ ăn vặt và hạn chế ăn vặt trước mặt con. Chọn thực phẩm ít mỡ, tăng cường rau và cá cho trẻ và hạn chế tối đa cho con ăn đồ ăn bên ngoài, thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu… Điều này không chỉ giúp trẻ em béo phì cảm cân hiệu quả mà còn thay đổi tích cực về chế độ ăn uống, nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.

Đặt mục tiêu giảm cân ngắn hạn và dài hạn

Giảm cân cho trẻ em béo phí là một hành trình dài với nhiều thử thách với con. Do đó, bạn không nên đòi hỏi và chán nản mỗi khi thấy trẻ không giảm được cân nào hoặc giảm cân quá chậm. Bạn chỉ nên đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ.

giảm cân cho trẻ em béo phì

Đối với trẻ em béo phì, bạn chỉ nên lập kế hoạch giảm cho trẻ 0,5kg cho mỗi tuần là lý tưởng. Nếu con đạt được mục tiêu này, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng “giảm cân” hơn. Sau 1 tháng, con sẽ giảm được từ 1 – 2kg và bắt đầu làm quen được với hành trình giảm cân, bạn hãy tiếp tục khuyến khích con yêu bằng cách mua cho trẻ đôi giày đi bộ mới, bộ vợt cầu lông đẹp hơn.

Lập biểu đồ theo dõi tiến độ giảm cân của trẻ em béo phì

Hãy lập ra một biểu đồ giảm cân cho con và dán lên tường của trẻ. Cứ đều đặn mỗi tuần, bạn hãy ghi lên biểu đồ mức cân nặng hiện tại mà con giảm được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho con xem video những người đã giảm cân thành công, về những chia sẻ của họ và cơ thể khỏe khoắn của họ hiện tại, trẻ sẽ cảm thấy có thêm nhiều động lực để theo đuổi kế hoạch giảm cân của mình.

Bạn sẽ không thể cứ giúp con trên con đường giảm cân này nếu như ý chí của trẻ không có, thậm chí nhiều trẻ thường lén lút cha mẹ ăn vặt trên trường, điều này khiến kế hoạch giảm cân đổ bế lúc nào bạn cũng không biết. Vì thế, hãy khuyến khích và phấn chấn trẻ hơn mỗi khi con muốn bỏ cuộc.

Chỉ khi trẻ nhận thức được cân nặng làm ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, sức khỏe bản thân, trẻ mới tự vực dậy và tập luyện.

Tâm lý trẻ em béo phì khi thấy cân nặng không giảm trong những ngày đầu tiên cố gắng, con sẽ nghĩ mình không thể nào giảm cân được.

Đừng quá áp lực con, hãy lập ra kế hoạch để trẻ dần dần từng bước thực hiện và làm quen, đừng cấm trẻ phải khắt khe ngay những ngày đầu tiên. Dùng những câu nói nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu rõ hơn, “Đôi khi cân nặng không phải là thứ nói lên tất cả trong cơ thể con. có thể là do cơ của con đang tăng lên thay cho lượng mỡ mất đi”.

Hãy để trẻ em béo phì có một tâm lý thoải mái nhất trong việc giảm cân, đừng để con thấy áp lực dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi làm gia tăng xu hướng ăn nhiều hơn. Chúc mẹ áp dụng thành công nhé!

Bài viết liên quan