Mẹ và Con - Mất thính lực ở trẻ em có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Đâu là dấu hiệu nhận biết và trẻ bị điếc phải làm sao để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và giao tiếp xã hội?

Trước khi tìm hiểu trẻ bị điếc phải làm sao, Tạp chí Mẹ và Con mách bạn một số thông tin quan trọng liên quan đến việc trẻ mất thính lực như sau.

Những lưu ý về trẻ bị mất thính lực và trẻ bị điếc phải làm sao?

Mất thính lực phổ biến ở trẻ sơ sinh phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đó có thể là một tình trạng riêng biệt hoặc một đặc điểm của hội chứng gây ra các triệu chứng bổ sung.

Suy giảm thính lực mắc phải có thể do các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như viêm màng não hoặc nhiễm trùng tai tái phát, chấn thương và các tác dụng phụ của thuốc. Trong một số trường hợp, xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định nguyên nhân gây mất thính lực.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và nguồn gốc gây bệnh, mất thính lực có thể là:

  • Bệnh thần kinh thính giác, một dạng mất thính giác vĩnh viễn xảy ra khi tai trong (ốc tai) hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương hay dị dạng
  • Dẫn truyền âm xảy ra khi âm thanh không thể truyền qua tai do ráy tai tích tụ, dị vật mắc kẹt ở đâu đó trong tai, tích tụ dịch hoặc màng nhĩ bị thủng

Mất thính lực được phân loại là nhẹ, trung bình, nặng hoặc trầm trọng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.

Trẻ bị điếc phải làm sao
Trẻ bị điếc phải làm sao

Dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh

Liên quan đến thắc mắc, trẻ bị điếc phải làm sao, trừ khi con bạn được chẩn đoán là mất thính giác khi mới sinh, còn lại hầu hết các trường hợp bé bị điếc được phát hiện bởi người chăm sóc như ông bà, bố mẹ… Một số dấu hiệu ban đầu của tình trạng trẻ bị điếc bẩm sinh bao gồm:

  • Không phản ứng với tiếng ồn lớn
  • Không phản ứng khi được gọi
  • Trẻ tạo ra những âm thanh đơn giản và giảm dần về sau
  • Nói không rõ ràng

Trẻ bị điếc cũng có thể có các biểu hiện của tình trạng viêm tai giữa như:

  • Thường xuyên kéo hoặc xoa tai
  • Thường xuyên cáu kỉnh mà không có lý do rõ ràng
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, chú ý
  • Người thiếu năng lượng, uể oải
  • Không hiểu, không làm theo lời hướng dẫn của người khác
  • Thường yêu cầu bật tivi hoặc radio to hơn
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ than đau tai hay có biểu hiện đau tai

Chẩn đoán trẻ bị điếc

Kiểm tra thính lực là cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng trẻ em bị điếc và mức độ nghiêm trọng của nó. Các bác sị có thể cần thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ở độ tuổi nào cũng có thể kiểm tra thính lực.

Trẻ bị điếc phải làm sao, điều trị thế nào?

Khi vừa chào đời, trẻ nên được kiểm tra khả năng nghe kém và điếc để điều trị kịp thời tình trạng trẻ bị điếc bẩm sinh và các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh khác. Bởi can thiệp trong vòng 6 tháng đầu có thể ngăn ngừa các vấn đề về phát triển và xã hội hiệu quả hơn.

  • Liệu pháp ngôn ngữ và lời nói: Não của trẻ được lập trình để học ngôn ngữ trong 6 năm đầu đời, trong đó 3 năm đầu tiên là quan trọng nhất. Sau giai đoạn này, việc đạt được các kỹ năng ngôn ngữ và lời nói trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ bị điếc ba mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt.
  • Máy trợ thính: Nhiều trẻ em bị điếc có thể được trợ giúp bằng máy trợ thính, một thiết bị nhỏ hoạt động bằng pin được đặt phía sau hoặc trong tai trẻ. Có rất nhiều kích cỡ và kiểu dáng của máy trợ thính với nhiều công nghệ khác nhau. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi chuyên khoa tai mũi họng để được hướng dẫn.
  • Cấy điện cực ốc tai: Cấy ốc tai điện tử không khôi phục nghe của trẻ về trạng thái tự nhiên mà sử dụng công nghệ xử lý âm thanh theo cách mà não có thể hiểu được để cải thiện khả năng giao tiếp.
  • Máy trợ thính gắn vào xương (BAHA): BAHA kết hợp bộ xử lý âm thanh với một bộ phận cố định nhỏ bằng titan mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy vào sau tai. Hệ thống này cho phép âm thanh được dẫn truyền trực tiếp qua xương chứ không phải tai giữa.
  • Phẫu thuật đặt ống tay chữa trẻ bị điếc bẩm sinh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để đặt các ống vào tai của trẻ, giúp dẫn lưu chất lỏng ra khỏi ống tai. Các phẫu thuật khác có thể giúp điều chỉnh một số vấn đề về thính giác.
Trẻ bị điếc phải làm sao, điều trị thế nào
Trẻ bị điếc phải làm sao và điều trị thế nào

Một số câu hỏi liên quan đến trẻ bị điếc

Nếu con không phản ứng với tiếng gọi hoặc tiếng ồn lớn, tôi phải làm sao?

Cha mẹ nên theo dõi các mốc phát triển thính giác của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu không phản ứng với tiếng ồn hoặc lời nói của bạn, nên liên lạc với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn và điều trị kip thời.

Bác sĩ sẽ đánh giá thính lực của bé như thế nào?

Trẻ bị điếc được kiểm tra thính lực bởi các chuyên gia về thính học. Các bài kiểm tra sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Việc kiểm tra thính lực ở trẻ em thường bao gồm một hoặc nhiều bài kiểm tra sau:

  • Đo thính lực củng cố thị giác
  • Trò chơi đo thính lực
  • Phản xạ âm thanh
  • Tympanometry

Cách hỗ trợ trẻ bị điếc và phụ huynh

Nếu được điều trị và hỗ trợ sớm, trẻ khiếm thính vẫn có khả năng giao tiếp và tham gia vào các hoạt động khác như bạn bè đồng trang lứa.

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp con và chính bạn khi con chẳng may gặp tình trạng này:

  • Theo dõi thông tin về các nghiên cứu mới: Các trang web, cũng như các tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận có thể giúp bạn cập nhật các nghiên cứu mới nhất về việc chữa bệnh cho bé.
  • Liên lạc với những người có liên quan: Kết nối với các nhóm hỗ trợ và cộng đồng dành cho cha mẹ có con bị khiếm thính. Họ biết những gì bạn đang trải qua và có thể cung cấp cho bạn thông tin, lời khuyên hữu ích.
  • Thường xuyên trò chuyện với con: Một số trẻ khiếm thính cảm thấy bị cô lập so với bạn bè cùng tuổi. Ngoài điều trị sớm, cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn để con không cảm thấy đơn độc.
  • Chăm sóc bản thân và các mối quan hệ khác: Tìm kiếm sự giúp đỡ chữa trị cho con có thể mất rất nhiều thời gian. Nhưng đừng quên hạnh phúc của chính bạn nhé. Hãy dành thời gian cho người bạn đời của bạn, giữ liên lạc với bạn bè và làm những điều bạn thích để bản thân có đủ nghị lực trên hành trình dài này nhé!

Vậy là bạn đã nhận được câu trả lời trẻ bị điếc phải làm sao? Tuy nhiên, đừng lo lắng quá bạn nhé. Với sự phát triển của y học hiện đại, bé yêu của bạn sẽ được hỗ trợ và vượt qua thử thách này.

Bài viết liên quan