Mẹ&Con – Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) hay dân gian còn gọi ngày là Tết diệt sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này chúng ta phải diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh ú tro, trái cây... Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của nguời Việt Canh vịt khoai sọ ngọt ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ và tục ‘giết sâu bọ’ của người Việt

“Thủ tục” đầy đủ cúng Tết Đoan Ngọ cho mẹ đây! 4

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. (Ảnh minh họa)

Giờ “chuẩn” cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn có một tên gọi khác là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Theo nghĩa chữ, Đoan là khởi đầu, Ngọ là giữa trưa. Đoan Ngọ là giữa trưa. Dương là Mặt Trời, là khí dương. Đoan Dương nghĩa là thời điểm khí dương đang thịnh. Vì vậy lễ cúng gia tiên phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ bao gồm:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

– Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…

– Xôi, chè.

– Bánh ú tro.

“Thủ tục” đầy đủ cúng Tết Đoan Ngọ cho mẹ đây! 5

Bánh ú tro là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)

Bánh ú tro hay bánh nẳng, bánh tro, bánh gio… là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. Tên gọi bánh tro, bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Bánh ú tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Văn khấn Tết Đoan Ngọ thường được sử dụng vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Dưới đây là văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:……………………………………………………………..

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Tags:

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.