Mẹ và Con - Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, đó có thể là do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất hoặc mất máu quá nhiều trong khi sinh gây thiếu máu sau sinh.

Các bà mẹ mới sinh con thường bận rộn với con cái và không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe của mình. Tuy nhiên, sau khi sinh, sức khỏe của mẹ cũng quan trọng như của em bé.

Bỏ qua sức khỏe sau sinh có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác nhau như thiếu máu sau sinh. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Thiếu máu sau sinh là gì?

Thiếu máu sau sinh là tình trạng thiếu sắt mãn tính sau khi sinh, khi nồng độ huyết sắc tố dưới 110 g/L sau một tuần sau sinh và dưới 120 g/L sau tám tuần sau sinh.

Tình trạng thiếu máu được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu tiên: Nồng độ sắt trong tủy xương bắt đầu cạn kiệt, gây ra tình trạng giảm hàm lượng sắt trong máu. Không có triệu chứng thiếu máu cụ thể nào được nhận thấy ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn thứ hai: Các tác dụng phụ của tình trạng thiếu máu sau sinh bắt đầu xuất hiện. Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn và có thể choáng váng, đau đầu. Vấn đề thiếu máu có thể được phát hiện thông qua phương pháp xét nghiệm máu. Ở giai đoạn này, quá trình sản xuất huyết sắc tố bắt đầu bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn thứ ba: Nồng độ huyết sắc tố tiếp tục giảm và gây thiếu máu trầm trọng. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và kiệt sức cực độ, khiến bạn cảm thấy không còn năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.

Nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh là gì?

Thiếu máu sau sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Mất máu

Mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến mất chất sắt trước khi thụ thai. Ngoài ra, mất máu nhiều trong khi sinh (vượt quá 300ml) có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt của cơ thể và dẫn đến thiếu máu sau sinh. Mất máu càng nhiều thì nguy cơ thiếu máu càng cao.

Bệnh đường ruột

Trong trường hợp mắc các chứng bệnh gây rối loạn đường ruột như bệnh celiac, bệnh Crohn và bệnh viêm ruột, cơ thể sẽ hấp thụ sắt kém hơn và gây thiếu máu sau sinh.

Bệnh đường ruột

Chế độ ăn uống kém

Không bổ sung đủ chất sắt trước hoặc trong khi mang thai có thể dẫn đến thiếu máu sau sinh. Nhu cầu sắt khi mang thai là 4,4mg mỗi ngày. Cơ thể chúng ta thường không hấp thụ đủ chất sắt từ thực phẩm nên điều quan trọng là phải bổ sung chất sắt trong khi mang thai, thậm chí là trong quá trình chuẩn bị mang thai.

Triệu chứng thiếu máu sau sinh

Phụ nữ sau khi vượt cạn thành công và bị thiếu máu thường có các biểu hiện, triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Da nhợt nhạt
  • Căng thẳng
  • Giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ, khiến trẻ sơ sinh bú mẹ chậm tăng cân
  • Khó thở
  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Tim đập loạn nhịp
  • Nhức đầu
  • Cáu gắt
  • Tâm trạng thất thường
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Suy giảm khả năng miễn dịch

Triệu chứng thiếu máu sau sinh

Bạn có thể không gặp phải tất cả các triệu chứng này cùng một lúc, nhưng nếu bạn có một hoặc một vài biểu hiện kể trên và tình trạng này đang kéo dài thì đừng quên thăm khám tại các cơ sở y tế để được xác nhận nguyên nhân và điều trị bạn nhé!

Ai có nguy cơ thiếu máu sau sinh?

Phụ nữ thuộc các nhóm sau có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sau sinh cao hơn:

  • Thiếu sắt trước hoặc trong khi mang thai
  • Đa thai
  • Chỉ số BMI trước khi mang thai trên 24
  • Sau khi sinh mổ
  • Thời gian hồi phục ngắn giữa các lần mang thai
  • Chảy máu trong thai kỳ
  • Nhau tiền đạo
  • Tăng huyết áp
  • Sinh nhiều lần

Thiếu máu có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?

Thiếu máu sau sinh có liên quan đến tình trạng không đủ sữa cho con bú, làm giảm thời gian bú mẹ hoàn toàn của trẻ sơ sinh và dẫn đến tình trạng trẻ phải cai sữa sớm hơn. Cai bú sữa mẹ quá sớm cũng dẫn đến các đề sức khỏe ở trẻ sau sinh, chẳng hạn như tăng cân kém, chậm phát triển chiều cao, hệ miễn dịch kém phát triển,…

thiếu máu sau sinh cho con bú được không

Điều trị thiếu máu sau sinh như thế nào?

Điều trị thiếu máu sau sinh bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, bổ sung sắt nhiều hơn. Các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích huyết sắc tố và xác định tình trạng thiếu máu, từ đó kê đơn thuốc bổ sung sắt hoặc chỉ định truyền sắt qua đường tĩnh mạch(trong trường hợp thiếu máu trầm trọng).

Thông thường, phụ nữ thiếu máu nhẹ đến trung bình cần bổ sung 100-200 mg sắt mỗi ngày và từ 800-1500mg cho những trường hơp nghiêm trọng hơn. Sau mỗi 2 tuần, bạn sẽ được phân tích huyết sắc tố lại để có phác đồ điều trị thích hợp với diễn tiến bệnh. Truyền máu chỉ được thực hiện cho những phụ nữ có vấn đề về tuần hoàn do mất máu.

Và để cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh tại nhà, bạn có thể:

  • Uống bổ sung sắt để cải thiện nồng độ sắt trong máu. Bạn có thể uống viên nén, viên nang hoặc thuốc bổ theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt bao gồm các loại rau lá xanh, các loại đậu, bí ngô, đậu hũ, măng tây, khoai tây, bí đao, hàu, thịt gà, dâu tây,…
  • Giảm uống trà, Trà chứa một thành phần gọi là tanin, làm chậm quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. 
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt trong cơ thể. Các loại trái cây như cam và dâu tây, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
  • Uống nhiều nước hơn giúp bạn cải thiện lưu lượng máu sau khi sinh con. Uống nước cũng có thể giúp ngăn ngừa máu đông và nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh gắng sức nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức do thiếu máu sau sinh.

thực phẩm giàu sắt

Thiếu máu sau sinh là một vấn đề phổ biến trên toàn cầu và có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì thế, nếu có những biểu hiện của tình trạng thiếu máu thì hãy đến thăm khám và cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để khắc phục tình trạng này bạn nhé!

Bài viết liên quan