Trước khi quyết định cho con ăn dặm theo phương pháp này, chị Hà (Hoàng Mai, HN) đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy: người Nhật rất chuộng đồ ăn tự nhiên như rau, củ, quả, cá, thịt, đậu… Các thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói, thịt muối đều được hạn chế tối đa và đương nhiên, phương pháp này không khuyến khích cho con ăn mặn bằng cách nêm nếm gia vị.
Do tìm hiểu kỹ về phương pháp ADKN nên chị Ngọc chưa bao giờ so sánh cân nặng của Nana với bé khác – Ảnh: NTT
Thực đơn của món dặm Nhật chú trọng nhiều rau, cân đối giữa chất bột, đạm, vitamin. Đặc biệt, chất đạm trong giai đoạn ăn dặm được sử dụng rất ít và các mẹ Nhật không quan trọng phải cho con uống nhiều sữa.
“Trẻ con Nhật không mập nhưng chắc chắn, khỏe mạnh, tự lập và đó là mục tiêu của các bà mẹ. Thông qua ăn dặm, họ giáo dục trẻ biết cách ăn. Đứa trẻ biết nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối và thể hiện cá tính ngay từ nhỏ. Trong khi đó, nhiều bà mẹ Việt luôn nhượng bộ khi con đòi xem ti vi lúc ăn, thậm chí là đi ăn rong”, chị Hà nói.
Ngoài ra, trong nguyên tắc nuôi con theo phương pháp ADKN, bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút. Vì nguyên tắc này, chị LA. (Từ Liêm, HN) đã từng bị gia đình phản đối bởi lo cháu sẽ đói, còi cọc.
Tuy nhiên, chị LA. cho biết hoàn toàn hài lòng về cách nuôi con này. Con chị tuy không mập mạp, không ăn nhiều nhưng mỗi bữa ăn cháu đều hứng thú.
Nhiều cha mẹ đang có xu hướng áp dụng phương pháp chăm con này nhưng cũng không ít gia đình tỏ ra băn khoăn với phần chi phí có thể đội lên khi sử dụng những nguyên liệu đắt đỏ từ nước bạn.
Người Nhật thường dùng nước dashi nấu cháo cho con trong khi người Việt thường dùng nước xương. Nước dashi là loại hỗn hợp được chế biến từ cá bào, rong biển konbu. Ở Việt Nam, những thực phẩm này có giá khá cao khiến việc nuôi con gặp nhiều trở ngại hơn đối với các gia đình có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, một bà mẹ trên diễn đàn Webtretho đưa ra lời khuyên, không nên quá lệ thuộc vào thực phẩm của Nhật, có thể thay thế những thực phẩm tương đương khác ở Việt Nam miễn là đồ tươi ngon và an toàn. ADKN chủ yếu nhấn mạnh đến phương pháp cho con ăn thô đúng thời điểm.
Có nhiều bà mẹ băn khoăn, không biết ADKN có bắt buộc các bé phải ăn riêng từng loại thức ăn và cháo hoàn toàn?
Nhiều cha mẹ đang có xu hướng áp dụng phương pháp chăm con này nhưng cũng không ít gia đình tỏ ra băn khoăn với phần chi phí có thể đội lên khi sử dụng những nguyên liệu đắt đỏ từ nước bạn.
Người Nhật thường dùng nước dashi nấu cháo cho con trong khi người Việt thường dùng nước xương. Nước dashi là loại hỗn hợp được chế biến từ cá bào, rong biển konbu. Ở Việt Nam, những thực phẩm này có giá khá cao khiến việc nuôi con gặp nhiều trở ngại hơn đối với các gia đình có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, một bà mẹ trên diễn đàn Webtretho đưa ra lời khuyên, không nên quá lệ thuộc vào thực phẩm của Nhật, có thể thay thế những thực phẩm tương đương khác ở Việt Nam miễn là đồ tươi ngon và an toàn. ADKN chủ yếu nhấn mạnh đến phương pháp cho con ăn thô đúng thời điểm.
Có nhiều bà mẹ băn khoăn, không biết ADKN có bắt buộc các bé phải ăn riêng từng loại thức ăn và cháo hoàn toàn?
Thực đơn ăn dặm của các bé có thể trộn lẫn các loại thức ăn khi bé đã quen vị – Ảnh: Bích Ngọc
Trả lời câu hỏi này, mẹ bé Aichan trên một diễn đàn chia sẻ: Phương thức này chỉ đúng ở thời điểm đầu tiên khi mới tập cho con ăn dặm. Lúc này, các mẹ cần kích thích vị giác của bé, bởi thế thay vì nấu trộn lẫn, khó nhận biết rõ ràng từng loại thực phẩm thì việc cho bé tập ăn từng vị riêng sẽ giúp cha mẹ biết con thích hay không thích gì. Ngoài ra, khi con dị ứng thực phẩm nào đó, cha mẹ cũng dễ dàng xác định. Khi đã qua giai đoạn tập ăn, các con đã quen mùi vị riêng từng món ăn, các mẹ có thể trộn lẫn để thay đổi món.
“Tất cả thức ăn của con đều phải nấu nhạt, không nêm gia vị. Ngay cả hoa quả, các mẹ cũng cần làm nhạt đi bằng cách pha thêm nước hoặc trộn với sữa chua nếu món đó quá đậm vị”, mẹ bé Aichan khuyên.
Để giúp con ăn nhạt mà vẫn hứng thú không đơn giản, không ít cha mẹ đã chịu thất bại khi con không hợp tác. Đôi khi khó khăn lại đến từ chính những người thân trong gia đình.
“Những lúc không có ở nhà, nhờ bà chế biến đồ ăn cho cháu bằng cách không nêm nếm gia vị nhưng bà âm thầm tự ý cho vào vì suy nghĩ “nhạt thếch ăn thế nào được”. Vậy là bao nhiêu công sức của mình chỉ trong một bữa con được ăn mặn đã bị phá bỏ hết”, mẹ bé Voi (Hà Nội) buồn bã.
Không phủ nhận nhờ sự kiên trì áp dụng ADKN mà bé Bống con chị LA. có ý thức và quy củ hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng chị cho biết, việc tách bạch rạch ròi từng loại thức ăn cũng có hạn chế là khiến bé không hợp tác với các món ăn trộn lẫn chẳng may đi chơi ở đâu đó.
Ngoài ra, do áp dụng tinh thần của ADKN là chỉ cho bữa ăn của con kéo dài trong 30 phút, không ăn rong, không mua vui cho con ăn nên dù con không ăn hết, thậm chí ăn rất ít cũng bỏ đói mà bé Bống hơi nhỏ so với các bạn cùng lứa. Nếu không vững vàng với lập trường nuôi con này, nhiều bà mẹ sẽ bỏ dở giữa chừng và bị coi là thất bại trong định hướng nuôi con lúc ban đầu đề ra.
Không ít ông bố bà mẹ đã bị lên án bởi “chạy theo mốt ADKN để con còi cọc” nhưng nhiều người không nản lòng bởi với họ, cho con ăn không chỉ là việc đút, đưa đồ ăn vào miệng bé, mà còn phải quan tâm chú ý cả tâm lý của con.
“Mỗi đứa trẻ là một cơ thể khác nhau, các mẹ cũng đừng nên so sánh cân nặng, khả năng ăn uống của bé này với bé khác. Các mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng sẽ có lúc bé quay ngoắt lại với những gì mình đã tập luyện… nhưng hãy tin rằng đó chỉ là 1 giai đoạn khó khăn thôi, đừng stress làm ảnh hưởng đến bé”, chị Hoài (Đống Đa, HN) đưa ra lời khuyên.