Mẹ và Con - Mỗi người chúng ta mất ít nhất 1/3 thời gian trong ngày dành cho công việc. Vì thế, sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc rất quan trọng. Làm thế nào để cải thiện sức khỏe này và nếu cảm thấy quá mệt mỏi thì phải làm sao?

Để làm việc hiệu quả, công việc được trôi chảy thì ngoài yếu tố về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra vai trò của sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc.

Mỗi ngày đi làm về, bạn đều cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi uể oải. Mỗi sáng, bạn đều không muốn đi làm và tự hỏi mình có thật sự cần công việc này hay không? Bạn chán nản với những cuộc họp hay sợ hãi việc kết bạn với đồng nghiệp? Tất cả những điều này có thể xuất phát từ việc bạn có sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc chưa thật sự ổn định. Vậy, cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này? Cùng tìm hiểu với Mẹ và Con, bạn nhé!

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc

Điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi đến công ty? Một người có thể làm việc tốt hay không đôi khi không chỉ dựa vào khả năng của họ mà còn dựa vào môi trường làm việc và nhiều yếu tố khác.

sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc

Những vấn đề tác động đến sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc bao gồm:

  • Môi trường làm việc: Môi trường làm việc có thoải mái hay không, không gian làm việc thoáng đãng đầy đủ ánh sáng điều kiện nhiệt độ hay chật hẹp bí bách nóng nực, chỗ ngồi của bạn có đủ rộng rãi hay không,…
  • Lãnh đạo: Làm việc với một người sếp có tâm – có tầm sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhưng ngược lại, nếu phải làm việc với đội ngũ lãnh đạo chuyên môn kém, công tác quản lý lỏng lẻo, không có khả năng thuyết phục nhân viên,… thì tinh thần của bạn cũng dễ uống dốc trầm trọng.
  • Đồng nghiệp: Sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc nhiều phần bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng lòng tin với đồng nghiệp xung quanh bạn. Đồng nghiệp không hòa đồng, thường xuyên xoi mói nói xấu nhau hoặc đơn giản là không có sự thân thiết với đồng nghiệp cũng sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe tinh thần.
  • Phúc lợi của doanh nghiệp: Một công ty với nhiều chính sách phúc lợi như có phòng tập thể dục cho nhân viên, có bữa ăn xế miễn phí hằng ngày, có các phần quà tặng nhỏ mỗi tuần, giờ làm việc kém linh hoạt… sẽ giúp nhân viên phấn khởi hơn mỗi khi đi làm và có sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc tốt hơn.
  • Khả năng làm việc: Công việc không phù hợp với tính cách, năng lực hoặc được giao những công việc quá sức/kém hơn khả năng làm việc quá nhiều cũng là một yếu tố dẫn đến sự chán nản khi đi làm.

Làm sao để cải thiện sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc?

Tuy các yếu tố như chính sách phúc lợi cho nhân viên hay lãnh đạo không thể thay đổi trực tiếp nhưng bạn vẫn có thể cải thiện sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc thông qua một số cách như:

Trồng cây xanh, cắm hoa

Trên bàn làm việc có thêm cây xanh, hoa lá sẽ giúp bạn thư giãn, xua tan căng thẳng, áp lực trong công việc. Bạn có thể cắm hoa trên bàn làm việc hoặc chọn các loại cây xanh trong nhà để cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy, sống gần với cây xanh văn phòng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần từ 15 – 55%. Mùi hương của cây cỏ, hoa lá, không khí trong lành hơn,… đã góp phần cải thiện sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc của bạn.
Một số loại cây thích hợp để bàn làm việc có thể kể đến như: cây ngọc ngân, cây kim ngân, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây phú quý, hoa sen đá nâu…

cải thiện sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc

Lên kế hoạch làm việc

Nhiều người bị suy giảm sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc do công việc tồn đọng, phải OT (làm thêm giờ) quá thường xuyên. Do đó, muốn khắc phục tình trạng này, bạn nên lên kế hoạch làm việc chi tiết trong tháng, trong tuần và trong ngày.

Xem thêm: Mẹo hay cân bằng công việc và cuộc sống cho dân công sở

Hãy sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào gấp, việc nào chưa gấp, việc nào quan trọng, việc nào cần dành nhiều thời gian. Và nên ưu tiên những công việc khó vào khoảng thời gian bạn tỉnh táo, minh mẫn nhất. Như vậy, bạn sẽ làm việc hiệu suất hơn, không mất nhiều thời gian làm việc dẫn đến OT và cảm thấy mệt mỏi chán chường.

Trò chuyện với đồng nghiệp

Bạn phải ở công ty từ 8-9 tiếng./ngày. Do đó, đồng nghiệp sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc của bạn. Bạn không cần phải cố gắng thân thiết với đồng nghiệp của mình, nhưng ít ra hãy cố gắng để trò chuyện và hòa đồng với tất cả mọi người. Điều này giúp bạn dễ thở hơn mỗi khi đi làm, không cần phải lo lắng chuyện “đối phó” như thế nào với đồng nghiệp của mình.

Trao đổi trực tiếp với sếp

Nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng với môi trường làm việc hay áp lực vì được giao việc chưa phù hợp với khả năng của mình, thay vì cứ ấm ức và khiến sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc bị ảnh hưởng, hãy thử trao đổi với chính quản lý trực tiếp của mình về vấn đề này bạn nhé!

Một người quản lý tốt sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn và đưa ra phân tích, lý lẽ phù hợp. Cho dù không phải điều gì cũng có thể thay đổi theo ý chúng ta nhưng dù sao, việc được trao đổi, lắng nghe cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và muốn gắn bó với công ty nhiều hơn.

Trò chuyện với đồng nghiệp

Không mang công việc về nhà riêng

Vì khối lượng công việc quá nhiều, nhiều người có xu hướng đem việc về nhà để tiếp tục hoàn thành. Điều này giúp bạn cảm thấy khủng hoảng công việc và vào sáng hôm sau khi đi làm, bạn không còn đủ minh mẫn, tỉnh táo để tiếp tục công việc như trước. Điều này nếu kéo dài sẽ khiến bạn ám ảnh với công việc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc của bạn.

Do đó, tốt nhất không mang công việc về nhà riêng vì nhà đơn giản là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn, bỏ lại mọi sóng gió muộn phiền. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ, hãy cố gắng để việc mang việc về nhà làm chỉ diễn ra tối đa 1 tuần/lần.

Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục, vận động sẽ giúp bạn tăng cường các hormone hạnh phúc và đẩy lùi căng thẳng hiệu quả. Trong thời gian làm việc, bạn cũng nên chú ý đứng dậy đi lại thường xuyên. Việc này không chỉ giúp phân tán áp lực mà còn hạn chế mỏi mắt, đau cổ vai gáy,…

Sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc rất quan trọng nhưng đến nay, yếu tố này vẫn chưa được quan tâm đúng cách. Nếu một ngày cảm thấy quá mệt mỏi với công việc, hãy áp dụng các mẹo trên bạn nhé. Và nếu đã áp dụng hết mọi cách và thậm chí trao đổi với các chuyên gia tâm lý nhưng vẫn không thể cải thiện, hãy cân nhắc xem liệu công ty có thật sự là lựa chọn phù hợp với mình hay không bạn nhé!

Bài viết liên quan