Mẹ&Con – Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là 1 ngày tết truyền thống của người Trung Quốc và một số nước Đông Á như Triều Tiên. Canh vịt khoai sọ ngọt ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ và tục ‘giết sâu bọ’ của người Việt

Tết Đoan Ngọ được xem là tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đầm ấm. Tết Đoan Ngọ được diễn ra hàng năm vào ngày 5 tháng 5 (âm lịch). Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở, tên là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông để tưởng nhớ tới vị trung thần Khuất Nguyên. Từ đó ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm được xem là ngày Tết Đoan Ngọ.

Ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt

Sự tích ngày Tết Đoan Ngọ 4

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có bánh ú, trái cây, rượu nếp. (Ảnh minh họa)

Sau vụ mùa của một năm nọ, nông dân mở hội ăn mừng vì được mùa. Thế nhưng không may năm ấy sâu bọ từ đâu kéo đến dày đặc, ăn hết trái cây, các sản phẩm mà người nông dân đã thu hoạch được. Trong khi người dân đang đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh ú, trái cây, rượu nếp sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân nghe và làm theo, chỉ một lúc sau thì sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm, sâu bọ hàng năm vào ngày này thường rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ông đã dặn thì sẽ đuổi được chúng.

Dân chúng biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã biến đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày “Tết diệt sâu bọ”, hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Tags:

Bài viết liên quan