Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình tự nhiên. Thường thì chúng ta vẫn truyền tai nhau rằng bản năng làm mẹ sẽ trổi dậy và tự thực hành cho con bú. Thế nên việc nghiên cứu chủ đề này thường bị nhiều bà mẹ chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ cũng có rất nhiều khó khăn, các mẹ bỉm nên tìm hiểu để chuẩn bị thật kỹ tinh thần và kiến thức đầy đủ để việc nuôi dưỡng bé trở nên dễ dàng hơn. 

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình tự nhiên. Thường thì các mẹ truyền tai nhau rằng, bản năng làm mẹ sẽ trổi dậy và tự thực hành cho con bú. Thế nên việc nghiên cứu chủ đề này thường bị nhiều bà mẹ chủ quan và bỏ qua.

Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ cũng có rất nhiều khó khăn, các mẹ bỉm nên tìm hiểu để chuẩn bị thật kỹ tinh thần và kiến thức đầy đủ để việc nuôi dưỡng bé trở nên dễ dàng hơn. 

nuôi con bằng sữa mẹ

Những kiến thức cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ

Giai đoạn nào bạn tiết ra sữa mẹ

Sữa mẹ đến trong ba giai đoạn, tùy vào từng cột mốc phát triển của con. Vì vậy mà nguồn sữa mẹ luôn là thức ăn hoàn hảo từ ngày đầu tiên đến khi lớn của trẻ.

  • Sữa non: 

Khi em bé vừa chào đời, dòng sữa của bạn chưa thật nhiều và đều đặn. Sữa lúc này hơi đặc, có màu vàng. Sữa non được xem là sữa giàu dinh dưỡng nhất cho trẻ sơ sinh. Trong sữa non có sự pha trộn quan trọng giữa protein, vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn và vi rút có hại, và thậm chí có thể kích thích em bé sản xuất kháng thể.

Ngoài ra, nó cũng tạo một lớp bao phủ bên trong ruột của trẻ, bảo vệ hệ thống miễn dịch non nớt của trẻ chống lại các bệnh dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn kích thích ruột của bé phát triển tốt và giảm nguy cơ vàng da.

Đối với việc cho con bú thì ở giai đoạn này mẹ hãy tích cực cho trẻ bú thường xuyên ngay từ những ngày đầu. Điều đó sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa đều và nhiều hơn trong vòng vài ngày tới.

  • Sữa chuyển tiếp: 

Sau khi giai đoạn sữa non chấm dứt, sữa chuyển tiếp sẽ thay thế. Loại sữa này là sự hòa trộn giữa sữa non và sữa trưởng thành. Thường vào khoảng ngày thứ ba hoặc thứ tư, sữa chuyển tiếp sẽ tiết ra với màu vàng nhạt, lỏng hơn và có vị ngon hơn sữa non. Trong sữa chuyển tiếp có chứa lượng globulin miễn dịch và protein thấp hơn sữa non nhưng có nhiều đường lactose, chất béo và calo hơn. 

  • Sữa trưởng thành: 

Bắt đầu từ ngày thứ 10 đến hai tuần sau khi sinh, sữa trưởng thành là nguồn sữa của bé. Sữa trưởng thành loãng và có màu trắng, trông giống như sữa tách béo dạng nước nhưng nó chứa tất cả chất béo, có chứa các chất dinh dưỡng khác mà trẻ đang lớn cần có.

Các lưu ý khi cho con bú sữa trực tiếp từ vú của mẹ

 sữa mẹ

Ban đầu, có thể phải mất một vài lần cố gắng để đưa em bé vào tư thế thích hợp, để hai mẹ con có cảm giác thoải mái nhất. 

Đầu tiên, điều cần thiết là bạn phải biết cách đặt đúng vị trí, vì đặt không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây khó chịu cho vú. Miệng của em bé phải che cả núm vú của bạn và quầng vú, để miệng, lưỡi và môi của em bé hút sữa từ từ ra khỏi các tuyến sữa. Việc chỉ ngậm núm vú sẽ không chỉ khiến trẻ đói vì các tuyến tiết ra bị nén và không thể tiết sữa mà còn khiến núm vú của mẹ bị đau và nhức. 

Các bước mà bạn nên làm khi cho con bú trực tiếp từ mẹ:

  • Ôm con đối diện với bầu ngực của bạn, đầu của bé phải được để thẳng với phần còn lại của cơ thể, mẹ nên cố định vị trí của đầu để giúp việc uống và nuốt dễ dàng hơn, tránh tình trạng bé bị sặc sữa.
  • Dùng núm vú của bạn để khuyến khích bé bú sữa. Trong trường hợp bé chưa mở miệng, hãy cố gắng vắt một ít sữa non và sau đó đổ nhẹ sữa lên môi của con để kích thích vị giác của bé. 
  • Nếu bé không tập trung bú và quay đi hướng khác, hãy thử vuốt nhẹ má hoặc xoay đầu bé nhẹ nhàng vào bầu vú như một hành động nhắc nhở con.  
  • Đưa bé về phía trước vú khi miệng bé đã mở rộng. Đừng cúi người và đẩy vú của bạn vào miệng trẻ, hãy để trẻ chủ động. Giữ vú của bạn cho đến khi trẻ có thể nắm chắc và bú tốt.
  • Để ý việc cho con bú để đảm bảo rằng trẻ vẫn hấp thụ sữa mẹ chứ không phải chỉ đang ngậm vú của bạn. Nếu trẻ đang bú tốt, bạn sẽ nghe thấy tiếng nuốt mạnh và đều đặn. Bạn cũng sẽ nhận thấy chuyển động nhịp nhàng ở má, hàm và tai của em bé. 

Cho con bú sữa mẹ bao lâu là đủ?

Mặc dù bạn có thể đã nghe nói rằng các cữ bú ngắn sẽ giúp giảm cảm giác đau và nhức đầu vú, nhưng điều đó thường không phụ thuộc vào thời gian cho bú quá lâu mà do tư thế không bú của bé không đúng. 

Vì vậy, thay vì đặt giới hạn thời gian cho mỗi lần cho bú, hãy để con yêu của bạn tự quyết định thời gian bú để bé bú được lượng sữa mà cơ thể cần. Trung bình mỗi lần bú thường kéo dài từ 20 đến 30 phút. Dựa theo đó, mà mẹ có thể kiểm soát được thời gian bú của bé kéo dài lâu hơn hoặc ít hơn một chút. 

Bạn nên cho con bú hết sữa một bên vú hãy chuyển sang vú còn lại 

Cho con bú tốt nhất là để bé uống hết cạn sữa trong mỗi bầu vú. Hãy đợi cho đến khi con bạn có vẻ sẵn sàng bú no một bên vú rồi hãy cho bé bú tiếp bên còn lại, lưu ý đừng ép buộc trẻ bú liền một lúc cả hai vì có thể bé đã no và bú đủ. Sau đó, bắt đầu với vú còn lại ở lần cho bú tiếp theo.

Cho con bú bao lâu một lần?

Cho trẻ bú khi đói thay vì theo lịch trình là cách tốt nhất để nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Nhưng vì trẻ sinh ra thường không đói, cảm giác thèm ăn của chúng thường tăng lên vào khoảng ngày thứ ba. Có nghĩa là bạn có thể phải bắt đầu thúc đẩy quá trình ăn của trẻ.

Trẻ sơ sinh nên bú ít nhất 8 đến 12 lần mỗi 24 giờ, ngay cả khi nhu cầu chưa đạt đến mức đó trong vài tuần đầu tiên. Hãy chia nhỏ ra và khoảng thời gian thường là hai đến ba giờ một lần, cả ngày lẫn đêm.

Tuy nhiên, cách cho ăn và nhu cầu ăn rất khác nhau giữa các em bé. Vì vậy, bạn có thể cần cho bú thường xuyên hơn một chút. Nếu bé của bạn mau đói hơn hoặc thiếu kiên nhẫn hơn, bạn có thể tăng cường cho bé thêm một giờ giữa các cữ bú. 

Làm thế nào để biết con bạn có bú đủ sữa hay không? 

sữa mẹ cho bé

Đây là lo nỗi lo của nhiều bà mẹ. Bởi lẽ trong quá trình cho con bú, chúng ta không biết được rằng mình đã sản xuất bao nhiêu lượng sữa. Tuy nhiên một đặc điểm dễ nhận ra nhất là sau khi cho bú, ngực của bạn cảm thấy nhẹ hơn bởi vì bé luôn uống sữa mẹ một lượng đều đặn. 

Ngoài ra, để chắc chắn rằng bé luôn bú đủ sữa, mẹ hãy lưu ý quan sát thêm những biểu hiện này của con như:

– Con vui vẻ và hài lòng sau hầu hết các lần bú, thì rất có thể bé đang được bú đủ sữa mẹ. Nếu trẻ khóc và quấy khóc hoặc còn mút ngón tay sau khi bú no, có thể trẻ vẫn đói.

Cân nặng: Trẻ sơ sinh phát triển bình thường sẽ tăng cân đều đặn kể từ tuần thứ hai trở đi, trung bình từ 110 gram đến 120 gram mỗi tuần. Nếu mức cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn, bạn có thể để ý đến nguyên nhân là do không bú đủ sữa.

Lời kết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ. Mẹ và Con hy vọng với những thông tin mang đến sẽ giúp ích cho mẹ và bé có một khởi đầu vững chắc, ươm ầm tương lai khỏe mạnh.

Bài viết liên quan