Mẹ&Con - Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng, được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung. Một vài điều dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về biện pháp đặt vòng tránh thai. Thực hư việc tránh thai bằng các loại thực phẩm có sẵn trong nhà 6 cách tránh thai an toàn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ 7 thay đổi trên cơ thể khi bạn ngưng thuốc tránh thai

Lợi ích khi đặt vòng tránh thai

– Hiệu quả tránh thai đạt 98-99%.

– Ít tốn kém.

– Có hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài khoảng 5 năm.

Những điều mẹ nên biết khi đặt vòng tránh thai 7

Vòng tránh thai (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Vì sử dụng vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối an toàn, nên những chị em còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong tương lai gần thì nên sử dụng biện pháp hỗ trợ tránh thai khác.

Đối tượng nên sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai

– Phụ nữ bị cao huyết áp hoặc mắc chứng đau đầu và không thể uống thuốc tránh thai được.

– Phụ nữ đang cho con bú bình thường.

– Phụ nữ khó áp dụng được các phương pháp tránh thai khác.

– Những phụ nữ đã từng đặt vòng rồi và thấy đạt hiệu quả.

Thời điểm đặt vòng tránh thai

Thời gian đặt vòng tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp các mẹ sinh thường thì nên đặt vòng sau 6 tuần lễ, bởi đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản. Còn những ai sinh mổ thì sau 3 tháng mới đi đặt vòng, vì lúc này toàn bộ tử cung đã lành hẳn.

Cách xử lý các tác dụng phụ

Những điều mẹ nên biết khi đặt vòng tránh thai 8

Gặp bác sĩ để được tư vấn khi có dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)

Đau bụng dưới: Thông thường, sau khi đặt vòng tránh thai các chị em xuất hiện triệu chứng đau phần bụng dưới. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau chống co thắt,, nếu trường hợp đau dữ dội thì đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Viêm nhiễm đường sinh dục: Sau khi đặt cũng có thể ra huyết âm đạo và có mùi hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng.

Ra huyết âm đạo kéo dài: Trường hợp ra huyết âm đạo kéo dài trong vòng 1 tuần, bạn nên đi siêu âm xem vòng đã đặt đúng vị trí hay chưa, đồng thời dùng thuốc cầm máu theo chỉ định và sự tư vấn của bác sĩ.

Trường hợp không nên đặt vòng tránh thai

– Viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị dứt điểm.

– Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung.

– Những phụ nữ thường bị rong kinh, rong huyết không xác định được nguyên nhân.

– Tử cung bị dị dạng, có thai hoặc nghi ngờ có thai.

– Người có mẫn cảm với chất đồng.

Những điều nên và không nên sau khi đặt vòng tránh thai

– Không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.

– Sau 2 tuần đặt vòng mới được phép quan hệ tình dục.

– Sau khi đặt vòng nên nằm nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng, không làm việc nặng.

– Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mách nhỏ bạn

Bạn có thể tự kiểm tra vòng tránh thai sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cho ngón tay vào âm đạo.

-Nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường có thể vòng đã bị lệch chỗ.

-Nếu không thấy dây có thể vòng đã bị tuột và cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Tags:

Bài viết liên quan