Mẹ và Con - Khi trẻ sơ sinh bị cảm sẽ có những dấu hiệu gì? Và phụ huynh sẽ phải làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của bé yêu? Cùng khám phá nhé!  

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị cảm. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý đến biểu hiện cụ thể của con để áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, phải ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh cảm cho trẻ sơ sinh tại nhà nhé! 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm

Đầu tiên, chúng ta cần biết nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm là từ đâu để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Xem thêm: 6 dấu hiệu bị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: 

  • Trẻ nhỏ tiếp xúc gần với những người đang nhiễm bệnh; người nhiễm bệnh không rửa tay mà chạm vào trẻ. 
  • Trẻ sơ sinh bị cảm do Virus. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh này thường tồn tại ở trong không khí, trên những đồ vật trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, dù trẻ không trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, nhưng có nguy cơ bị cảm.  
  • Trẻ sơ sinh bị cảm do dị ứng bởi thời tiết, hoặc bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, ô nhiễm, bụi bặm. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em vui chơi, sinh hoạt ở ngoài trời có nhiều gió trong khoảng thời gian lâu. 
  • Đối với những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thương sẽ sở hữu hệ miễn dịch cao hơn rất nhiều so với các bé uống sữa công thức. Theo các chuyên gia, trong sữa mẹ có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sự phát triển của bé như enzym, kháng thể, tế bào bạch cầu… Tuy vậy, điều này cũng không phải là lá chắn có đủ sức ngăn chặn hết các tác nhân gây bệnh ở trẻ. Do đó, bố mẹ phải thực sự chú ý đến sức khỏe trẻ nhỏ. 
trẻ sơ sinh bị cảm
Trẻ sơ sinh bị cảm

Những triệu chứng phổ biến khi trẻ sơ sinh bị cảm

Có thể nói, trẻ sơ sinh bị cảm thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của cảm mạo thông thường. Lúc này, bố mẹ phải thực sự biết rõ về triệu chứng của bệnh cảm để từ đó áp dụng cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý nhất, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Mặc dù vậy, rất khó để trẻ nhỏ nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng mô tả chính xác những gì con đang cảm nhận. Lúc này, các bé chỉ có chung một biểu hiện đó là quấy khóc, kèm theo đó là một vài dấu hiệu phổ biến sau. Bố mẹ phải thực sự lưu ý. 

  • Trẻ sơ sinh bị sốt trên 39°C không rõ nguyên nhân
  • Trẻ lạnh, cơ thể run rẩy
  • Trẻ có dấu hiệu ho khan
  • Trẻ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Mắt đỏ
  • Trẻ mệt mỏi, khó ngủ, quấy khóc
  • Triệu chứng sốt và ho của trẻ kéo dài trong hơn 2 tuần
  • Xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy.

Những triệu chứng phổ biến khi trẻ sơ sinh bị cảm

Đối với những trẻ có các triệu chứng sau, bố mẹ cần đặc biệt chú ý và ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời:

  • Bé có biểu hiện khó thở, thở dốc
  • Cơ thể, mặt mày của bé trở nên nhợt nhạt, tím tái
  • Bé bị mất nước một cách nghiêm trọng do không uống đủ nước khiến trẻ tiểu ít, són tiểu, nước tiểu lúc này thường có màu vàng sẫm
  • Trẻ nôn ói liên tục
  • Trong một số trường hợp, trẻ thậm chí có thể bị hôn mê 

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm

Đối với những ông bố bà mẹ có con lần đầu tiên sẽ thường xuyên thắc mắc nếu trẻ sơ sinh bị cảm thì phải làm thế nào? Liệu trẻ sơ sinh có được phép uống thuốc cảm hay không? Lời khuyên đưa ra lúc này là bố mẹ cần bình tĩnh, theo dõi triệu chứng, xác định nguyên nhân để đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất.

Tuyệt đối không được cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn nhất cho bé, bố mẹ nên đưa bé đi khám tại các bệnh viện uy tín. Sau khi bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bé sơ sinh bị cảm cúm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza) có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, để điều trị trẻ sơ sinh bị cảm, bố mẹ còn có thể áp dụng các phương pháp chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản sau:

  • Cho trẻ ngủ nghỉ nhiều trong thời điểm bị cảm. Điều này sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức. 
  • Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm đặt trong phòng cho con. Việc này sẽ giúp hỗ trợ bôi trơn đường thở, từ đó giúp cải thiện giảm dịch nhờn do không khí quá khô có thể khiến trẻ sơ sinh gặp phải sự khó khăn trong vấn đề hô hấp

làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm

  • Chỉ nên cho trẻ tắm nước ấm. Theo các bác sĩ, nước ấm sẽ vai trò quan trọng trong việc giúp hạ nhiệt độ cơ thể nếu trẻ bị sốt khi mắc phải cúm
  • Lưu ý, khi trẻ bị cảm, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú thường xuyên, bởi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ cung cấp những kháng thể mà bé cần để chống lại virus gây bệnh. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm lỏng chất dịch nhầy, giúp trẻ sơ sinh bị cảm thấy dễ thở hơn. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D cho trẻ, bởi đây là loại vitamin rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ đẩy virus cúm ra khỏi cơ thể bé một cách nhanh chóng. Nếu được, hãy cho trẻ phơi nắng đúng cách để cung cấp thêm vitamin D.
  • Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể giảm đau, hạ sốt cho trẻ sơ sinh bị cảm bằng acetaminophen hoặc ibuprofen dưới sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không được phép sử dụng aspirin cho trẻ sơ sinh bị cảm. Bởi nó có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye nguy hiểm ở trẻ em
  • Nên vệ sinh tay thật sạch sẽ trước, trong và sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ để ngăn ngừa lây nhiễm virus gây hại. 
  • Hạn chế cho người nhà tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh
  • Mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh khi trẻ nóng lạnh thất thường
  • Đeo khẩu trang để tránh bệnh lây nhiễm.

Hy vọng với những thông tin được Mẹ và Con chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp bố mẹ ý thức rõ hơn về bệnh cảm ở trẻ em, cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc theo dõi triệu chứng và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm. Từ đó bảo vệ sức khỏe bé yêu, giúp bé phát triển một cách toàn diện. 

Bài viết liên quan