Mẹ&Con - Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi. Phụ nữ có thai và sinh nở tốt nhất vào khoảng từ 19-29 tuổi. Bắt đầu bước sang tuổi 30, khả năng thụ thai giảm dần. Chăm sóc cơ thể trước khi mang thai Chích ngừa trước khi mang thai

Và khi bước qua ngưỡng 35 thì việc “làm mẹ” của bạn trở nên thật sự khó khăn, thậm chí nếu hoài thai cũng gặp nhiều rủi ro trong suốt quá trình mang thai, sinh nở.

Chức năng của buồng trứng suy giảm theo thời gian

Phụ nữ ở các thành phố lớn ngày càng có xu hướng lập gia đình và có con muộn hơn. Thậm chí, nhiều bạn gái trẻ bây giờ quan niệm: 28 – 30 tuổi mới lập gia đình là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng tuổi của phụ nữ để có thai và sinh nở tốt nhất là từ 19 – 29 tuổi. Điều đó nghĩa là nếu bạn lập gia đình muộn, hãy cố gắng sắp xếp để có con ngay.

 >> Trên 35 tuổi khả năng có thai của phụ nữ giảm nhiều. Các tai biến khi mang thai và sinh nở cũng cao hơn. Trẻ sinh ra bởi bà mẹ trên 35 tuổi có tỉ lệ dị tật, tỉ lệ bất thường về phát triển tâm sinh lý cao hơn trẻ bình thường.

nhieu-rui-ro-khi-me-mang-thai-khi-buoc-qua-nguong-35

Ảnh hưởng của tuổi vợ lên kết quả kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Kết quả điều trị kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản cho thấy tỉ lệ có thai cao nhất ở nhóm nhỏ hơn 25 tuổi và chỉ thay đổi ít từ trên 25 đến 30 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ có thai giảm rõ rệt khi tuổi người phụ nữ trên 35. Khả năng thành công tiếp tục giảm dần sau đó và xuống rất thấp khi mẹ trên 40 tuổi.

>> Ngoài ra, phụ nữ trẻ thường sử dụng ít thuốc để kích thích buồng trứng hơn, chi phí điều trị thấp hơn. Một số phụ nữ trẻ có thể có thai khi bơm tinh trùng với chu kỳ tự nhiên, không cần kích thích buồng trứng.

Ảnh hưởng của tuổi vợ lên kết quả kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON)

Với các trường hợp TTTON, tỉ lệ có thai đạt xấp xỉ 50% đối với bệnh nhân từ 30 tuổi trở xuống. Tỉ lệ này giảm còn khoảng 20% nếu bệnh nhân vượt quá 35 tuổi. Hầu như không có bệnh nhân nào trên 45 tuổi có thai.

Ở trường hợp mẹ lớn tuổi còn gặp một số bất lợi khác khi điều trị TTTON, ví dụ như:

• Mẹ lớn tuổi có tỉ lệ sảy thai và sinh non cao hơn dẫn đến tỉ lệ có con sống, khỏe mạnh về sau giảm hơn nhiều.

• Mẹ lớn tuổi có tỉ lệ đáp ứng kém với thuốc, phải ngưng điều trị cao hơn. Tỉ lệ có thai trên chỉ tính trên các trường hợp có chuyển phôi, nếu tính tổng cộng trên các trường hợp ban đầu, tỉ lệ này còn thấp hơn.

>> Phụ nữ lớn tuổi cần tiêm số lượng thuốc nhiều hơn để kích thích buồng trứng, dẫn đến chi phí cho một lần điều trị có thể tăng lên gấp đôi. Phụ nữ lớn tuổi khi điều trị vô sinh thường gặp nhiều bất lợi như chi phí cao, tỉ lệ thành công thấp. Tỉ lệ tai biến, biến chứng khi mang thai và khi sinh tăng, đồng thời tỉ lệ trẻ sinh ra bất thường cũng tăng.

nhieu-rui-ro-khi-me-mang-thai-khi-buoc-qua-nguong-35

Nếu bạn không muốn phải rơi vào cảnh hiếm muộn…

Đừng đợi đến lúc “ổn định” hết nhà cửa, công việc rồi mới… ngơ ngác quay nhìn lại cuộc sống gia đình và nhận ra rằng đã khá trễ để có con. Hãy nỗ lực làm tốt các biện pháp sau để biến giấc mơ “làm mẹ” của bạn thành sự thật:

• Phụ nữ sau khi lập gia đình nên có con trước 35 tuổi, tốt nhất trước 30 tuổi, đừng để quá lớn tuổi mới tính đến việc có con.

• Phụ nữ lớn tuổi (xấp xỉ 35 tuổi) khi chậm có con nên đi điều trị sớm. Nếu đã biết được nguyên nhân, nên chọn những phương pháp có thể đạt tỉ lệ thành công cao trong thời gian ngắn để tranh thủ quỹ thời gian.

• Xin trứng của người trẻ tuổi và làm TTTON với tinh trùng chồng. Người vợ vẫn có thể mang thai và sinh đẻ bình thường, chi phí điều trị thấp hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và tỉ lệ trẻ sinh ra bất thường cũng giảm.

MẸ CẦN CHÚ Ý NÈ! 

Nếu bạn chưa sinh con lần nào nhưng từng nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung để tránh thai, rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ vô sinh do nhiễm khuẩn đường sinh sản. Để đề phòng, khi chưa muốn sinh con, giả sử có “gần gũi”, nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để không có thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp lỡ có thai ngoài ý muốn, bạn nên cân nhắc và xin tư vấn ở bác sĩ chuyên khoa về quyết định nạo hút thai.

Sau 6 tháng chung sống, không dùng phương pháp tránh thai nào, nếu không thụ thai thì bạn nên bắt đầu nghi ngờ là có vấn đề về hiếm muộn. Sau đó, hãy thử cố gắng để thụ thai (quan hệ tình dục không bảo vệ) thêm 6 tháng nữa.

Nên áp dụng những phương pháp có thể tăng cơ may như tính thời điểm giao hợp trùng với thời điểm phóng noãn, tránh giao hợp một vài ngày để số lượng tinh trùng đạt mức cao nhất trong mỗi lần xuất tinh (cần ít nhất là 24 giờ để lượng tinh trùng phục hồi đạt 300 triệu trở lên). Nếu không thành công, nên đến ngay bác sĩ sản phụ khoa để khám.

Bạn nên đi khám sớm hơn (chỉ sau 3 – 6 tháng) nếu ngay từ đầu đã thử các phương pháp tăng cơ may hoặc dùng thuốc kích thích phóng noãn mà vẫn không thụ thai. Bạn cũng nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu đã ngoài 30 tuổi và muốn có con.

Cần lưu ý rằng hiếm muộn chỉ do phụ nữ chiếm 35%, số còn lại là do nam giới, do cả 2 hoặc không xác định được. Vì vậy, cả hai vợ chồng đều phải đi khám khi thấy chậm có thai. Người chồng phải làm tinh dịch đồ để kiểm tra hình thể, số lượng và sự di chuyển tinh trùng.

Người vợ cần làm các thăm dò như: đo thân nhiệt để biết khi nào có trứng rụng, xét nghiệm sau khi giao hợp để đánh giá khả năng của tinh trùng xâm nhập và sống sót trong niêm dịch cổ tử cung; chụp buồng tử cung – vòi trứng để biết có gì cản trở sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng không, sinh thiết nội mạc tử cung để xem sự phát triển của nó có thuận lợi cho trứng làm tổ không, v.v..

Tags:

Bài viết liên quan