Mẹ và Con - Có phải chỉ những người có chức danh lớn, giàu có thì lời nói có giá trị? Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể thuyết phục người khác tin vào lời nói của mình chỉ bằng một số mẹo đơn giản.

Nói là hành động giao tiếp hằng ngày giúp mọi người thể hiện cảm xúc, ý kiến và quan điểm cá nhân với mọi người xung quanh. Lời nói có giá trị sẽ tạo được sự tin tưởng cho những người xung quanh, mang tính thuyết phục hơn. Tuy nhiên không phải lời nói nào cũng có giá trị, trọng lượng ngang nhau. Có bao giờ bạn vô tình cảm thấy rằng lời nói của mình không còn giá trị, trọng lượng chưa? Nếu có thì bạn cần phải cải thiện ngay vấn đề này trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Vì sao lời nói của bạn thường không có trọng lượng?

Bạn có bao giờ tự hỏi bản thân rằng tại sao lời nói của mình lại trở nên “nhẹ cân”? Đó là do bạn thường mắc phải những sai lầm sau trong lời nói của bản thân mình:

Thể hiện mập mờ lời yêu cầu, đề nghị của bản thân

Lý do đầu tiên của vấn đề này chính là việc bạn luôn mập mờ trong mọi hoàn cảnh, dù là những hoàn cảnh đòi hỏi sự nghiêm túc trong lời nói. Để giảm thiểu tính nặng nề của câu nói, những từ ngữ như “ước gì, nếu như, giá như, có lẽ” bị lạm dụng khá nhiều. Việc làm này sẽ giúp câu nói trở nên nhẹ nhàng hơn và cũng “nhẹ cân hơn”. 

Nếu bạn muốn lời nói có giá trị hơn, bạn không nên thể hiện mập mờ những mong muốn hay lời đề nghị của mình. Hãy học cách hạn chế những từ này, thay vào đó thể hiện thẳng thắn, nghiêm túc điều bạn mong muốn ở người khác.

lời nói có giá trị

Miễn cưỡng chấp nhận mọi ý kiến, mong muốn của người khác

Một người biết đưa ra ý kiến và hiểu được mình muốn gì thay vì chỉ chấp nhận ý kiến của người khác sẽ Học cách chấp nhận là đức tính tốt, nhưng không phải dùng trong trường hợp nào cũng đúng. Nếu bạn cứ luôn xem trọng lời nói của người khác, bỏ qua lời nói, ý kiến của mình, rồi sẽ có một ngày chẳng ai màng đến ý kiến, quan điểm của bạn. Chỉ khi ý kiến của người khác hoàn toàn đúng, còn trong những trường hợp khác, hãy thử thỏa hiệp để bạn và mọi người thống nhất ý kiến của nhau. 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể không đúng cách

Làm sao có thể nói rằng bạn đang nghiêm túc khi khuôn mặt, cử chỉ, ánh mắt của bạn đang “phản bội” lại bạn? Việc thống nhất giữa lời nói và hành vi là điều rất quan trọng, giúp lời nói được diễn đạt trọn vẹn hơn. 

Dù lời nói có giá trị đến đâu, nghiêm túc đến đâu nhưng khi bạn dùng ngôn ngữ cơ thể không đúng, có thái độ cợt nhả hoặc đơn giản là không giao tiếp với người nghe bằng ánh mặt thì điều này cũng vô tình khiến bạn có một điểm trừ lớn trong mắt đối phương.

ngôn ngữ cơ thể

Lắp bắp, run rẩy trong khi diễn đạt

Khi bạn trao đổi với một ai đó, việc diễn đạt lắp bắp, ngập ngừng chính là một trong những lý do lời nói có giá trị đến đâu cũng không được mọi người xem trọng. Phong thái kém tự tin, run rẩy khiến người khác nghĩ rằng chính cả bản thân người nói cũng không tin vào chính mình. Đây là lỗi mà nhiều người vô tình mắc phải.

Bí quyết để lời nói có giá trị hơn

Chuẩn bị thật tốt

Luôn luôn chuẩn bị tốt, chỉnh chu ngay từ lời nói được xem là cách giúp mọi người hiểu hơn điều bạn muốn diễn đạt. Nếu bạn có sự chuẩn bị thực sự tốt, những buổi họp mặt chính là cơ hội cực tốt để bạn nâng cao giá trị của lời nói, của bản thân, cơ hội thăng tiến trong công việc tăng lên đáng kể.

Một trong những bí quyết luyện tập trước mỗi buổi thuyết trình, trao đổi để giúp lời nói có giá trị hơn chính là tập nói trước gương. Lúc này, bạn có thể quan sát được ánh mắt, cử chỉ, thần thái của mình để điều chỉnh cho phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập với bạn bè hoặc người thân. Ngoài việc tập nói trước mọi người, bạn cũng có thể nhờ mọi người đưa ra những ý kiến trái chiều để bạn rèn luyện tính tư duy sáng tạo, cách tranh luận sao cho thuyết phục nhất.

Bí quyết để lời nói có giá trị hơn

Hãy biến bản thân trở thành tâm điểm của sự chú ý

Nghe có vẻ hơi “ngang ngược” vì chẳng ai muốn bị chú ý quá nhiều đúng không nào? Thế nhưng sự thật lại chẳng như bạn nghĩ đâu. Nếu bạn là một người có năng lực, biết cách điều khiển lời nói, hành vi của bản thân, bạn sẽ chẳng bao giờ phải quan ngại sự chú ý cả. Trong các cuộc họp, càng được chú ý với chủ đích tốt thì lời nói có giá trị càng cao và mọi người sẽ càng dễ bị thu hút bởi chính những phát biểu của bạn.

Đưa ra dẫn chứng thuyết phục để lời nói có giá trị hơn

Để lời nói có giá trị hơn, bạn có thể đưa ra những dẫn chứng song song với ý kiến của mình. Việc có dẫn chứng để chứng minh sẽ giúp ý kiến của bạn trở nên thuyết phục hơn, giúp mọi người dễ tin vào những gì bạn đang nói hơn.

Khi chọn dẫn chứng, nên ưu tiên các dẫn chứng gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người, những dẫn chứng mà mọi người đã cùng chứng kiến, đã trải qua cùng nhau. Hoặc nên chọn các dẫn chứng của những người nổi tiếng, người thành công được nhiều người ghi nhận. Và đặc biệt, muốn lời nói có giá trị thì dẫn chứng của bạn phải có sự liên quan và có tính chất tương đồng với vấn đề đang đề cập.

Làm sao để lời nói có giá trị

Luôn đặt ra các câu hỏi nếu chưa thật hiểu vấn đề

Đi đầu mọi chuyện, kể cả việc phát biểu được đánh giá là hành động mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế. Nếu chưa, hãy thử một lần phát biểu đầu tiên trong các cuộc nói chuyện, cuộc họp. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, nhận được sự quan tâm của mọi người trong suốt phần còn lại của buổi nói chuyện đấy nhé!

Bên cạnh đó, đừng ngần ngại việc hỏi lại một vấn đề nào đó bạn chưa rõ. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn tìm ra được mấu chốt của vấn đề và dựa theo đó để phát biểu, giúp lời nói có giá trị hơn và mang tính thuyết phục cao hơn. Tuy nhiên đừng đặt quá nhiều câu hỏi, mọi người có thể sẽ cảm thấy khá phiền về bản thân bạn đấy.

Lời nói có giá trị càng cao sẽ giúp bạn càng nhiều trong công việc, cuộc sống hằng ngày. Lời nói của bạn có đang bị thiếu trọng lượng? Học ngay những cách mà Mẹ và Con bật mí phía trên để thay đổi dần bạn nhé.

 

Bài viết liên quan