Mẹ&Con - Tranh cãi giữa vợ chồng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, nếu biết kiểm soát những điều sau đây, bạn sẽ nhận ra rằng vợ chồng cãi nhau không hẳn là việc xấu.

Những lúc vợ chồng cãi nhau, nếu biết cách kiểm soát hành động, lý trí của bản thân, các vấn đề mâu thuẫn không hẳn là hoàn toàn xấu. Thậm chí, đây chính là lúc cả hai học được cách nhường nhịn, khoan dung và thấu hiểu cho người bạn đời nhiều hơn. Qua những cuộc tranh cãi, các bạn sẽ hiểu được tâm lý của đối phương, biết cách yêu thương nhau. Hãy cùng Mẹ&Con tìm hiểu những “nghệ thuật” hóa giải mâu thuẫn sau để tránh những rạn nứt không đáng có trong những cuộc tranh luận hàng ngày nhé: 

Không cãi nhau khi có người ngoài

Chúng ta có thể hiểu được là trong giao tiếp hàng ngày không thể tránh khỏi những xung đột. Thế nhưng, bạn cũng phải chú ý không nên cãi nhau khi có mặt người ngoài. Một số vấn đề nếu cãi nhau trước nhiều người, dù là những người thân thiết đi nữa, không chỉ không giải quyết được gì mà ngược lại càng “thêm dầu vào lửa”. Bởi nếu cả hai đều muốn giữ sĩ diện cho riêng mình, việc cãi nhau trước mặt người khác luôn muốn phân bua mình thắng, không muốn tỏ ra yếu thế, dần dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.

Vì thế, dù là trước mặt ba mẹ, anh chị em đi chăng nữa, bạn cũng nên giữ thể diện cho người bạn đời của mình. Đây cũng là cách bạn giữ thể diện cho bản thân và cuộc hôn nhân của mình. Thái độ của bạn đối với người bạn bạn đời sẽ quyết định mức độ tôn trọng của họ dành cho bạn. Nếu bạn không quan tâm đến cảm nghĩ, cảm xúc của vợ/chồng, người khác sẽ xem thường họ. Hôn nhân chỉ hạnh phúc khi được vun đắp từ cả hai phía và biết mở lòng tha thứ cho nhau.

Tuyệt đối không cãi nhau trước mặt con cái

Trẻ em như một tờ giấy trắng. Nếu bạn để con nhìn thấy cha mẹ cãi nhau hàng ngày nhất định sẽ tác động ít nhiều đến tâm lý của chúng. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và nhận thức của lòng yêu thương, thái độ của trẻ đối với mọi người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có cha mẹ hay cãi nhau thường chia ra 2 xu hướng, một là kiểu bạo lực, hung hăng với mọi người hoặc là kiểu yếu đuối, lo sợ mỗi khi tiếp xúc với người khác.

vợ chồng cãi nhau

Bởi lẽ trẻ không nhận được tình yêu thương, quan tâm của cha mẹ nên hành vi của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi thái độ của cha hoặc mẹ. Vì thế, khi vợ chồng cãi nhau, nhất định không nên ở trước mặt con cái. Bạn phải là một tấm gương tốt để trẻ có thể noi theo và là người mang đến cho trẻ sự an toàn.

Không nói những lời tổn thương nhau 

Khi cãi nhau, thay vì tập trung gỡ rối những nút thắt, nhiều cặp đôi lại có xu hướng thích bới móc “tất tần tật” những thói hư, tật xấu và thậm chí… so sánh vợ/chồng mình với người khác. “Anh nhìn chồng người khác giỏi giang như thế nào, còn anh chẳng ra sao cả, thật bất lực”, “Vợ người khác hiền lành, quán xuyến việc nhà giỏi bao nhiêu, cô chẳng làm được tích sự gì cả”… Đừng nghĩ những câu nói này có thể giúp bạn “đạt” được chiến thắng dễ dàng hơn hoặc chỉ nói ra cho… thỏa lòng mình, vì chúng có thể phá hủy lòng tự trọng của đối phương rất khủng khiếp.

Thậm chí, chính bạn đã đẩy mọi việc vào đường cùng dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc về sau. Khi vợ chồng cãi nhau, bạn hãy cố gắng đưa câu chuyện về đúng quỹ đạo của nó, không nên “càng đi càng xa”. Vợ chồng yêu thương nhau, vượt qua nhiều khó khăn mới đến được với nhau, nên đừng làm tổn thương nhau nhé.

Đừng cãi nhau khi vợ/chồng đang không khỏe

Tranh cãi cũng phải “có lúc”. Bạn nên kiểm soát lời nói, hành vi của mình khi đối phương đang cảm thấy không khỏe, vì lúc này họ đang trong giai đoạn nhạy cảm và dễ bị suy sụp. Đặc biệt hơn là khi họ đang gặp nhiều khó khăn trong công việc. Lúc này đây, những bài “thuyết giáo” hoặc xung đột sẽ trở nên sâu sắc, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của họ hơn.

Thay vì bày tỏ ra những quan điểm của mình, bạn nên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc họ nhiều hơn. Điều này không chỉ hạn chế lại những mâu thuẫn không đáng có, mà còn giúp tình yêu thăng hoa, tạo thêm động lực để cả hai cùng vượt qua khó khăn. 

Vợ chồng cãi nhau đừng dọa chết

Có nhiều cặp vợ chồng mỗi khi cãi nhau sẽ thích… đi chết. “Anh không xem tôi ra gì, thì tôi chết cho anh xem”, “Anh nói thế, tôi sống còn ý nghĩa gì?”, “Cô mà làm như thế, tôi chết cho cô xem”. Căng thẳng hơn, họ còn có xu hướng đòi chết cùng đối phương hoặc con cái. Điều này tưởng chừng như là những lời nói bộc phát không suy nghĩ, nhưng nếu nhận lại những điều không như mong đợi, trong lúc nông nỗi đó, có thể họ sẽ làm thật.

vợ chồng đừng dọa nhau

Thay vào đó, hãy giải quyết mọi chuyện theo lý lẽ của nó. Nếu không, bạn hãy im lặng để bình tĩnh lại. Mọi vấn đề  khi có một khoản lặng nhất định sẽ có cách giải quyết tốt hơn. 

Tuyệt đối không mang người thân vào cuộc tranh cãi

Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và có nhiều người phạm phải. Một khi đã mang người thân vào khi vợ chồng cãi nhau, thì tình hình sẽ chuyển từ tranh luận sang nhục mạ nhau. 

Do đó, hãy luôn tôn trọng đối phương và gia đình của người bạn đời, dù là hoàn cảnh nào đi nữa. Nếu xác định “đầu bạc răng long” với nhau, khi tức giận tuyệt đối không lôi kéo các bậc phụ huynh vào, bạn nhé.

Khi vợ chồng cãi nhau không đập phá đồ đạc

Đập phá đồ đạc trong nhà, ném bừa bãi những vật đang cầm trên tay hoặc ngay trước mắt là xu hướng của nhiều người khi đang căng thẳng trong “cuộc chiến” của mình. Vốn dĩ lời qua tiếng lại đã rất ồn ào, lại thêm tiếng đồ đạc vỡ toang, điều này không chỉ mang đến tổn thất cho gia đình, cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hàng xóm, tâm lý của con cái. 

Nên nhớ, những đồ vật ném đi đều là tiền bạc của đôi bên, đống lộn xộn ngổn ngang trước mặt cũng là bạn tự dọn. Hãy giữ cho mình uy nghiêm khi tranh luận, đừng để lý lẽ đang đúng của mình lại trở nên vô lý vì những hành động bộc phát này nhé. Vợ chồng cãi nhau, giận dỗi nhau chính là một con dao hai lưỡi, bạn không nên tranh cao thấp với đối phương làm gì, “lùi một bước là biển rộng trời cao” mà, phải không nào? 

Không nên nhắc lại lỗi lầm xưa

Có rất nhiều cặp đôi hay có sở thích nhắc lại những lỗi lầm lúc trước của đối phương kể cả khi không có cãi nhau. Đây được các nhà nghiên cứu tâm lý đánh giá là một thói quen không tốt. Việc nhắc lại lỗi lầm cũ của anh ấy/cô ấy khi “cuộc chiến” đang căng thẳng sẽ làm tăng thêm mức độ kịch liệt của cuộc cãi vã và mâu thuẫn sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Đừng để những chuyện cũ lại trở thành một vết thương lòng mới. Việc gì đã qua hãy để nó qua đi. Ai cũng có lúc mắc sai lắm, hãy cho người bạn đời cảm nhận được sự bao dung, tha thứ của bạn. Đồng thời bạn cũng nên buông xuôi quá khứ, những điều mới mẻ, tốt đẹp mới có thể đến được với bạn.

Vợ chồng cãi nhau chứ không đánh nhau

Khi cuộc tranh luận đang cao trào, dù tức giận đến bao nhiêu, bạn cũng nhất định kiểm soát tay chân của mình. Mọi hành động tổn thương đến cơ thể của đối phương là tuyệt đối không được. Chúng là những tác động trên cơ thể, nhưng tổn thương lại nằm trong tâm hồn. Mọi vết thương trên da cũng sẽ đến lúc lành, nhưng vết sẹo trong lòng bạn đời sẽ không thể xóa nhòa được, dù bạn có ăn năn đến đâu.

vợ chồng không đánh nhau

Ông cha ta có câu “Kích động là ma quỷ”, đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng. Bạn có thể hét lớn tiếng hoặc bỏ đi ra nơi yên tĩnh khác để tìm lại sự bình tĩnh, nhưng đừng bao giờ vì bộc phát giận dữ mà gây nên xô xát nhé. 

Không dễ dàng nói câu ly hôn

Vợ chồng cãi nhau, dù tức giận bao nhiêu cũng nên nghĩ đến quãng thời gian quen nhau, yêu nhau và đến với nhau thành một gia đình nhỏ đều không hề dễ dàng. Mọi thứ đều diễn ra như một cái duyên, kết nối hai bạn lại với nhau. Vì thế đừng dễ dàng nói ra hai từ “ly hôn” hoặc “chia tay” khi chưa đúng lúc. Đặc biệt là khi cãi nhau, tâm lý của cả hai đều đang bị kích động nên dễ đưa ra những lựa chọn khiến bản thân cảm thấy hối hận. 

“Ly hôn” là hai từ rất nhạy cảm, nếu dễ dàng nói ra, bạn sẽ làm cho đối phương cảm thấy họ không được tôn trọng và bạn đang xem nhẹ mọi thứ cả hai đã cùng vun vén. Hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe trái tim của mình nhiều hơn bạn nhé.

Có những vấn đề mà khi trong những cuộc tranh luận bạn chỉ muốn nói, muốn làm để xuôi theo cơn tức giận của mình. Tuy nhiên đây là một cái bẫy của tình yêu. Nếu bạn không vượt qua những thử thách này, hôn nhân sẽ không được bền lâu. Ông bà ta có câu “Vợ chồng cãi nhau đầu giường, làm hòa cuối giường”, hãy áp dụng vào cuộc sống hôn nhân của mình để thắt chặt tình cảm nhé. 

Hy vọng Mẹ&Con đã chia sẻ được những bí quyết giúp bạn biến hóa những cuộc tranh luận trở thành “gia vị” cho tình yêu được thêm nồng nàn. Do đó, cãi nhau không phải lúc nào cũng xấu, phải không bạn? 

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!