Các thống kê cho thấy, có sự chênh lệch lớn trong hành vi tiết kiệm giữa các quốc gia. Nhật Bản luôn nằm trong nhóm các quốc gia có mức tiết kiệm cao nhất trong số các nước công nghiệp lớn. Ngoài phương pháp Kakeibo, còn có những cách tiết kiệm tiền của người Nhật khác mà chúng ta có thể học tập.
Kakeibo – cách tiết kiệm tiền của người Nhật nổi tiếng toàn thế giới
Kakeibo là gì, đến từ đâu?
Không ngoa khi nói rằng, Kakeibo chính là nghệ thuật lập ngân sách và tiết kiệm tiền của người Nhật. Kakeibo lấy tên từ một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “sổ tài chính hộ gia đình”.
Về cơ bản cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo là một cách để bạn tính toán, lập ngân sách chi tiêu hàng tháng và tính toán số tiền cần tiết kiệm. Kakeibo là một truyền thống lâu đời ở Nhật Bản. Nhà báo Nhật Bản Hani Motoko đã viết về phương pháp này trên tạp chí phụ nữ năm 1904.
So với các ứng dụng quản lý chi tiêu có trên các thiết bị điện tử thì với cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo, bạn cần phải lấy giấy bút để tính toán mọi thứ. Việc ghi chép có thể giúp bạn suy nghĩ thận trọng hơn về tài chính và hiểu lý do bạn thực hiện mỗi lần mua hàng.
Kakeibo phản ánh niềm tin văn hóa của người Nhật về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Tiền mặt đóng vai trò nghi lễ. Trẻ em nhận được tiền như một món quà trong ngày lễ và chúng được khuyến khích giữ lại tiền mặt để mua những thứ đáng giá.
Người lớn cũng không xem nhẹ tiền bạc. So với các quốc gia khác, Nhật Bản có nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt và hạn chế dùng thẻ tín dụng như nhiều quốc gia khác.
Cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo hoạt động ra sao?
Với phương pháp Kakeibo, vào đầu mỗi tháng, bạn đặt ra ngân sách ghi lại thu nhập dự kiến và chi tiêu cố định của bạn. Bạn cũng cần đặt cho mình mục tiêu tiết kiệm. Tương tự như viết nhật ký, bạn sẽ ghi chú từng đồng tiền mà bạn chi tiêu.
Chuẩn bị
Để học theo cách tiết kiệm tiền của người Nhật này, trước tiên bạn cần có 1 quyển sổ và 1 cây bút. Ngoài ra, cần chuẩn bị bảng câu hỏi với 4 câu cốt lõi quan trọng:
- Tôi có bao nhiêu tiền?
- Tôi muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
- Tôi đang chi bao nhiêu tiền?
- Làm thế nào tôi có thể cải thiện?
Phân loại chi tiêu và đặt mục tiêu tiết kiệm
Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng cách chia chi tiêu của bạn thành bốn loại khác nhau:
- Tổng quát: Những khoản chi phí bắt buộc, chẳng hạn như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền ăn uống và phương tiện đi lại.
- Mong muốn: Chi phí cho những việc bạn thích nhưng không cần thiết, bao gồm đi ăn ngoài, quần áo mới và tiền chi tiêu cho các sở thích cá nhân.
- Văn hóa: Đây là khoản tiền dành cho bất kỳ chi tiêu nào cho các hoạt động văn hóa, bao gồm tiền mua sách, tham quan bảo tàng và các buổi hòa nhạc.
- Các khoản chi phí bất ngờ: Những thứ bạn không thường xuyên trả tiền và khó tính trước được, chẳng hạn như phí sửa xe, quà tặng sinh nhật đồng nghiệp, tiền viện phí,…
Với cách tiết kiệm tiền của người Nhật, bạn sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi trong 4 câu hỏi trên:
- Tôi có bao nhiêu tiền: Tính tổng thu nhập hằng tháng của bạn và trừ cho tổng khoản chi phí bắt buộc. Bạn sẽ ra được số tiền bạn có được.
- Tôi muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền: Dựa trên số tiền bạn có được, bạn có thể trích ra 5-15% để dùng làm tiền tiết kiệm. Theo cách tiết kiệm tiền của người Nhật, nên tiết kiệm ít nhất 5% khoản thu nhập bạn có mỗi tháng sau khi đã trừ ra các chi phí bắt buộc.
- Tôi đang chi bao nhiêu tiền: Ở bước này, bạn sẽ tính toán số tiền còn chi cho những khoản còn lại như mong muốn cá nhân, văn hóa, các khoản chi phí bất ngờ,… Sau đó đối chiếu xem tổng số tiền cần chi tiêu có vượt quá số tiền bạn có hay không (không tính khoản tiền tiết kiệm).
- Làm thế nào tôi có thể cải thiện: Sau khi tính toán và đối chiếu cẩn thận, bạn sẽ biết mình cần điều chỉnh như thế nào để tiết kiệm được nhiều hơn và các khoản ngân sách nào đang ngăn cản bạn thực hiện điều đó.
Liệt kê
Với cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo, bạn cần viết ra chi tiết từng thứ bạn mua và sắp xếp vào từng nhóm phù hợp. Đây có thể là công việc khó khăn đối với bạn, đặc biệt là nếu bạn là người lần đầu tiên quản lý chi tiêu của mình.
Nếu bạn có thói quen thực hiện việc đó mỗi ngày một lần và kiên trì thực hiện, bạn sẽ hiểu rõ hơn về lý do đằng sau việc chi tiêu của mình. Và tốt hơn thì bạn nên ghi chú ngay sau khi bạn chi tiêu.
Tổng kết cuối tháng
Theo như cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo, ào cuối tháng, bạn xem lại toàn bộ các khoản tiền đã chi của mình để xem liệu bạn có bám sát mục tiêu ban đầu hay không. Điều này giúp bạn có cơ hội suy ngẫm về các mục tiêu của mình và xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu. Cho dù bạn có đạt được mục tiêu của mình hay không, bạn có thể khen ngợi bản thân vì đã cố gắng.
Hãy dành chút thời gian để đánh giá xem bạn có thể thực hiện thay đổi ở đâu bằng cách tự hỏi mình xem liệu bạn có thể cắt giảm một khoản chi phí nào không (thay chi phí ăn ngoài bằng ăn nhà hoặc tiết kiệm tiền đổ xăng bằng cách dùng phương tiện công cộng,…).
Hãy lặp lại quy trình trên mỗi tháng và so sánh giữa các tháng với nhau để thấy mình có sự cải thiện hay không.
Cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo khác gì so với những cách tiết kiệm khác?
Điểm khác biệt dễ thấy chính là người áp dụng theo cách tiết kiệm tiền của người Nhật Kakeibo viết ra các mục ngân sách bằng tay trong thời gian thực. Theo một số nghiên cứu, chữ viết tay giúp cải thiện trí nhớ và đó là một quá trình thiền định, suy ngẫm.
Việc viết ra chi tiết một giao dịch mua hàng mất nhiều thời gian hơn việc điền số vào máy tính hoặc điện thoại. Ở một mức độ nào đó, bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn đang viết và tại sao. Và bạn phải liên tục ghi lại xem khoản chi tiêu này có nằm trong những mục cần thiết hay không. Điều này khiến bạn ý thức rõ hơn về việc chi tiêu chưa hợp lý của mình.
Khi bạn quyết định mua thứ gì đó ở cột “mong muốn” hoặc “văn hóa”, bạn sẽ có thể đưa ra lựa chọn thông minh chứ không phải mua hàng bốc đồng theo cảm hứng.
Một số cách tiết kiệm tiền của người Nhật khác
Ngoài việc theo dõi chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo, người Nhật còn tiết kiệm thông qua một số giải pháp tài chính như:
- Nấu ăn tại nhà: Người Nhật chọn cách mua nguyên liệu tươi từ chợ, siêu thị và tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm tiền và đảm bảo có được những món ăn dinh dưỡng, chất lượng.
- Mua đủ những thực phẩm cần thiết: Khi tìm hiểu về cách tiết kiệm tiền của người Nhật, bạn sẽ thấy người Nhật chỉ mua những thực phẩm cần thiết. Họ ít mua đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước giải khát,… và mang bình nước uống từ nhà khi ra ngoài.
- Tận dụng món ăn thừa: Người Nhật tận dụng món ăn thừa và chế biến lại theo những cách khác nhau để không lãng phí thức ăn và tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
- Tận dụng ưu đãi và giảm giá: Cách tiết kiệm tiền của người Nhật chính là chọn các website, ứng dụng đặt hàng có ưu đãi và ưu tiên những siêu thị, quán ăn có giảm giá.
- Tiết kiệm nước: Tiết kiệm tiền được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và với người Nhật, tiết kiệm nước cũng giúp bạn tiết kiệm chi tiêu hiệu quả. Người Nhật chọn hệ thống xả tiết kiệm nước (có thể chọn xả nước ít hoặc nhiều tùy theo mỗi lần sử dụng nhà vệ sinh), tái sử dụng nước mưa để tưới cây hoặc rửa xe, tắt vòi nước khi không cần thiết, đặt bồn nước rửa tay trên bồn cầu để tái sử dụng nước rửa tay xả bồn cầu,…
- Nguyên tắc 24 giờ: Cách tiết kiệm tiền của người Nhật còn được thể hiện qua nguyên tắc 24 giờ. Người Nhật thường đợi 24 giờ trước khi mua một món đồ nào đó để xem họ mua vì nhu cầu hay chỉ là vì sự hứng thú nhất thời.
- Mua đồ đã qua sử dụng: Người Nhật thường xuyên dùng các món đồ đã qua sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ điện tử, sách,… Họ có thể tái chế quần áo cũ thay vì chọn mua đồ mới. Cách tiết kiệm tiền của người Nhật này không chỉ là một giải pháp tài chính hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm chi phí đi lại: Với người Nhật, có thể cắt giảm chi phí đi lại bằng cách đi xe đạp, sử dụng phương tiện công cộng hay chia sẻ phương tiện di chuyển (đặt xe và đi cùng với những người có cùng tuyến đường di chuyển để chia sẻ chi phí),…
Kakeibo và những cách tiết kiệm tiền của người Nhật chính là minh chứng cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm, nếu có kế hoạch rõ ràng và kiên định với kế hoạch của mình. Nếu bạn đang muốn quản lý chi tiêu và tập tiết kiệm, sao không thử áp dụng ngay những phương pháp trên bạn nhỉ?