Mẹ&Con – Phụ nữ mang thai rất thận trọng trong việc ăn uống vì sợ rằng những thực phẩm độc hại khi đi vào cơ thể sẽ không có lợi cho đứa con trong bụng. Thế nhưng, không phải thai phụ nào cũng ý thức đủ về những hóa chất họ dùng để bôi qua da trong khi chúng nguy hại hơn thức ăn gấp nhiều lần. 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai Nên và không nên khi dùng kem dưỡng da trong thai kì Bí quyết giảm đau lưng cho bầu công sở

Các loại kem bạn sử dụng hàng ngày có thể xâm nhập của hàng rào da và được hấp thụ vào trong cơ thể. Với thai nhi những hóa chất được thấm vào qua con đường này thực sự mang tính sống còn. Hãy cùng xem bác sĩ da liễu Sandra Marchese Johnson ( Johnson Dermatology ở Fort Smith, Arkansas) nói gì về điều này:

Mỹ phẩm có an toàn khi mang thai?

Các chuyên gia da liễu luôn khẳng định các sản phẩm chăm sóc da không an toàn trong thời gian mang thai. “Bởi lẽ một số loại kem được bôi trực tiếp lên da có thể hấp thụ vào máu”, giáo sư da liễu Leslie Baumann tại Đại học Miami và là tác giả của cuốn The Skin Type Solution (Bantam, 2006) cho biết.

Dùng mỹ phẩm chăm sóc da an toàn trong suốt thai kỳ 24Bạn phải cẩn thận với tất cả những  sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai

Các sản phẩm càng có tác dụng mạnh càng gây hại nhiều. Do đó, bạn phải cẩn thận với tất cả những sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai. Trong khi hầu hết các sản phẩm được đưa vào sử dụng đều hoàn toàn an toàn với người bình thường thì một số ít khác có khả năng gây hại cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Dưới đây là những hướng dẫn để bạn tham khảo trước khi mua sắm mỹ phẩm làm đẹp cho mình.

Retinoid

Những hoạt chất mạnh được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm, kem chống lão hóa với tác dụng làm giảm nếp nhăn và cải thiện làn da. Trong đó, retinoid là một loại vitamin A có khả năng làm tăng tốc độ phân chia tế bào (phục hồi da trong thời gian ngắn) và ngăn chặn sự phá hủy các collagen.

Nhưng retinoid cũng là một trong những thành phần chăm sóc da mà các chuyên gia khuyên các bà mẹ mang thai nên tránh xa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều cao vitamin A trong thời gian mang thai có thể có hại cho thai nhi. Và retinoids dạng đường uống, như isotretinoin (Accutane – một loại thuốc trị mụn trứng cá) được biết đến là “thủ phạm” gây ra các dị tật bẩm sinh.

Nhưng nếu bạn đã dùng một sản phẩm kem dưỡng nào đó có chứa retinoid thì cũng đừng hoảng sợ. Bởi lẽ retinoids không được chứng minh gây ra các vấn đề nguy hiểm ở phụ nữ mang thai mà nó chỉ được khuyên nên thận trọng khi dùng.

Bạn có tham khảo các tên khác có thể ghi trên nhãn như sau:

  • Differin (adapalene)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Tazorac và avage (tazarotene)

Với những thành phần này tốt nhất bạn nên tránh dùng nếu đang mang thai.

Axit salicylic

Axit salicylic là một loại axit nhẹ được sử dụng để điều trị một số rối loạn về da, bao gồm cả mụn trứng cá. Bạn có thể tìm thấy nó trong một số sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như chất tẩy rửa và toner. Nó có tác dụng loại bỏ nhờn dầu trên da mặt và tẩy sạch các tế bào da chết bằng cách xâm nhập sâu vào lỗ chân lông. Axit salicylic cùng dòng với aspirin nên nó cũng có thể giúp giảm viêm hoặc giảm tấy đỏ. BHA, hoặc axit beta hydroxy cũng là một hình thức của axit salicylic và được sử dụng trong một số hợp chất tẩy da chết tại chỗ để đảo ngược quá trình lão hóa.

Thế nhưng axit salicylic là một sản phẩm không được phép dùng cho phụ nữ mang thai. Liều lượng axit salicylic trong dạng uống cao được chứng minh có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh và các biến chứng trong thai kỳ. Do đó, các bác sĩ đề nghị phụ nữ mang thai nên thận trọng sử dụng thoa kem dưỡng có chứa axit salicylic. Nếu phải dùng, một lượng nhỏ axit salicylic thoa trên da, được sử dụng chừng mực từ 1-2 lần trong ngày có thể xem là an toàn. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn vẫn nên đến các phòng khám da liễu chuyên nghiệp để các bác sĩ điều trị và chỉ định liều lượng để đảm bảo an toàn trong thai kỳ.

Bạn có tham khảo các tên khác có thể ghi trên nhãn như sau:

  • Axit salicylic
  • Axit hydroxy Beta
  • BHA

Lưu ý: Alpha hydroxy axit, đôi khi liệt kê là AHAs, axit glycolic hoặc axit lactic thì được xem là an toàn.

Theo babycenter

Tags:

Bài viết liên quan

bà bầu bị khô môi

“Giải cứu” cho đôi môi khô và nứt nẻ của bầu khi đông về

Mẹ&Con - Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và càng khổ sở hơn khi bờ môi quyến rũ ngày nào của mẹ đang bị khô và nứt nẻ không những gây khó chịu mà còn làm gương mặt mẹ bầu kém sắc. Mẹ&Con sẽ bật mí vài bí quyết nhỏ để đôi môi bầu luôn quyến rũ và tươi trẻ. Chì trong son môi có đáng lo? 7 xu hướng màu môi trong năm 2015 Bí quyết giữ son môi cả ngày không trôi