Dậy thì sớm ở trẻ là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh. Không ít trẻ nhỏ, đặc biệt là bé gái cảm thấy mặc cảm vì cơ thể phổng phao hơn bạn bè cùng trang lứa. Bên cạnh đó, bé cũng phải đối mặc với rối loạn tâm lý và nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dậy thì sớm.
Vậy dậy thì sớm là gì? Làm sao để nhận biết dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai? Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).
Đặc biệt, ba mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác. Để làm rõ được điều này, ba mẹ cần biết về dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai.
Phân loại dậy thì sớm ở trẻ
Trước khi đi tìm dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai, cần phân loại dậy thì sớm ở trẻ để có cái nhìn khái quát và tổng thể về bệnh lý này. Cụ thể như sau:
Theo tốc độ tiến triển
- Tiến triển nhanh: Phần lớn các bé gái bị dậy thì sớm (đặc biệt là các trường hợp bắt đầu dậy thì trước 6 tuổi) thuộc nhóm này. Các bé trải qua từng giai đoạn với tốc độ rất nhanh nên trẻ sẽ mất rất nhiều chiều cao tiềm năng có thể đạt tới khi đến tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành, các bé sẽ thuộc nhóm 5% có chiều cao thấp nhất so với các bạn cùng lứa tuổi.
- Tiến triển chậm: Nhiều bé gái tuy bắt đầu dậy thì sớm (đặc biệt là trường hợp bắt đầu dậy thì sau 7 tuổi) nhưng vẫn trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Trẻ sẽ cao vọt lên sớm nhưng vẫn tiếp tục lớn cho đến khi xương đạt độ trưởng thành cuối cùng vào khoảng 16 tuổi.
- Không kéo dài: Một vài trẻ dậy thì sớm với những thay đổi dậy thì bắt đầu rồi nhanh chóng kết thúc.
Theo tác động của các cơ quan
- Dậy thì sớm trung ương (hoặc dậy thì sớm thật): Do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục và phụ thuộc chủ yếu vào hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm ngoại biên (hoặc dậy thì sớm giả): Là dạng dậy thì sớm độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm một phần (hoặc dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn toàn): Là dạng dậy thì chỉ phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.
Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái được xác định là khởi phát trước 8 tuổi và trước 9 tuổi ở bé gái. Tuy nhiên, độ tuổi này vẫn chỉ mang tính tương đối và nhiều chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên. Đây vẫn là vấn đề tranh cãi do nhóm khác lại cho rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị.
Phần lớn dậy thì sớm ở bé gái đơn thuần chỉ là sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái và bé trai là do nguyên nhân:
Dậy thì sớm trung ương
Dậy thì sớm trung ương xảy ra do sự trưởng thành sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, và thường gặp nhiều ở trẻ nữ hơn là trẻ nam. Đây là kết quả của quá trình sản xuất sớm và tăng cao các hormone hướng sinh dục.
Tuy vậy, 80 – 90% trẻ dậy thì sớm trung ương không tìm được nguyên nhân gây bệnh, 10 – 20% là do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Do đó, ngay cả khi không có bất thường về thần kinh rõ rệt qua khám lâm sàng nhưng lại có dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thì bác sĩ vẫn khuyến cáo nên chụp MRI sọ não để kiểm tra.
Dậy thì sớm ngoại biên
Ở bé gái nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên thường gặp là do nang buồng trứng và u buồng trứng. Ở bé trai nguyên nhân do u tế bào leydig hoặc u tế bào mầm tiết hCG.
Ở cả 2 giới, tình trạng dậy thì sớm ngoại biên có thể do tiếp xúc các hormone sinh dục ngoại sinh (như bôi kem) hoặc bệnh lý tuyến thượng thận gây tăng tiết hormone sinh dục.
Xem thêm:
Bao nhiêu tuổi được coi là dậy thì sớm?
Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi?
Việc có những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái trước 8 tuổi thì đây được xem là tình trạng dậy thì sớm ở bé gái. Tuy nhiên, theo một số quy ước khác thì bé gái trước 10 tuổi dậy thì vẫn được xem là dậy thì sớm.
Dậy thì sớm ở bé trai là bao nhiêu tuổi?
Bé trai thường có tuổi dậy thì chậm hơn so với bé gái. Vì vậy, dậy thì trước độ tuổi 9-11 tuổi ở bé trai sẽ được xem là dậy thì sớm. Hầu hết các chuyên gia hiện nay đều lấy 9 tuổi làm cột mốc để cân nhắc khi nói về tình trạng dậy thì sớm ở bé trai.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái và bé trai có những biểu hiện đặc trưng hoàn toàn khác nhau. Theo đó, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thường là vú phát triển một bên hoặc đôi khi cả 2 bên tuyến vú. Sau đó là quá trình mọc lông mu, lông nách.
Khi tuyến vú phát triển khoảng 2,3 năm, trẻ có hiện tượng xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Lúc này, mụn trứng cá có thể xuất hiện với số lượng ít. Trường hợp trẻ có nhiều mụn trứng cá kèm theo phì đại âm vật thì có thể liên quan đến rối loạn bài tiết androgen.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai
Khác với dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái, đối với bé trai thì kích thước tinh hoàn có sự to lên, dương vật và bìu phát triển. Sau đó trẻ mọc lông mu, lông nách và xuất hiện mụn trứng cá, giọng nói trầm hơn.
Điểm chung trong dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai là sự tăng lên đáng kể về chiều cao và cân nặng.
Tác hại của việc dậy thì sớm ở trẻ
Các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai xuất hiện có thể khiến trẻ đối mặt với rất nhiều trở ngại về tâm sinh lý, đôi khi là biểu hiện của bệnh lý. Một số tác hại của việc dậy thì sớm ở trẻ có thể kể tới như:
- Ảnh hưởng về tâm lý: Những thay đổi trên cơ thể của bé gái dậy thì sớm có thể làm bé thấy xấu hổ, ngại ngùng vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, thậm chí bị bạn bè trêu chọc. Điều này có thể khiến con tự ti, trầm cảm và để lại di chứng tâm lý cho đến khi trưởng thành.
- Quan hệ tình dục sớm: Tâm sinh lý phát triển sớm dẫn đến những ham muốn tình dục. Điều này khá nguy hiểm vì con còn quá nhỏ, dễ bị đối tượng xấu lợi dụng tình dục gây hậu quả đáng tiếc về thể chất lẫn tinh thần.
- Hạn chế chiều cao: Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai có điểm chung là tăng về chiều cao nhưng giai đoạn này khá ngắn. Tức là ban đầu con sẽ phát triển nhanh và cao hơn các bạn cùng trang lứa. Nhưng giai đoạn tăng trưởng này thường không kéo dài và khi giai đoạn ấy kết thúc, trẻ cũng chậm phát triển lại.
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Những biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì dễ khiến trẻ lơ là, bỏ bê việc học.
- Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.
Làm gì khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai?
Chẩn đoán dậy thì sớm
Khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai thì ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để điều trị dậy thì sớm ở bé gái và bé trai. Những biểu hiện có thể dễ nhận thấy đầu tiên như sự bất thường ở vùng ngực, vùng cơ quan sinh dục của trẻ, dấu hiệu thay đổi về ngoại hình như chiều cao, làn da hay cả giọng nói của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn có những thay đổi về mặt tâm lý như thường chán nản, phiền muộn, không hứng thú với các hoạt động thường ngày.
Việc chẩn đoán điều trị dậy thì quá sớm rất quan trọng vì sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ, và trẻ sẽ có nhiều thời gian để có chiều cao tốt hơn khi trưởng thành, cũng như giúp giảm gánh nặng tâm lý cho trẻ và cải thiện vấn đề trẻ đang mắc phải.
Để xác định chính xác đây có phải dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái hoặc bé trai, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều cao và cân nặng thực của trẻ và so với biểu đồ tăng trưởng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán như:
- Chụp X-quang xương cổ tay: Đây là cách để phát hiện dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai dễ nhất. Hình chụp xương X-quang có thể cho thấy liệu trẻ có đang phát triển với tốc độ bình thường, đúng với tuổi của trẻ hay không.
- Siêu âm: Riêng với bé gái thì bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tử cung, buồng trứng để xem tốc độ phát triển, từ đó đánh giá các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái.
- Xét nghiệm hormone: Bác sĩ cũng có thể cân nhắc xét nghiệm hormone tĩnh và động của trẻ đánh giá mức độ bài tiết hormone LH của tuyến yên.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não: Nếu thấy có dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai, bác sĩ sẽ tiến hành cho bé chụp cộng hưởng từ sọ não. Thông qua phương pháp này, có thể tìm ra nguyên nhân dậy thì sớm.
Nếu thấy có những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái hoặc bé trai thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên ưu tiên cho trẻ đi khám vào buổi sáng sớm vì bác sĩ có thể chỉ định trẻ làm nhiều xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau, thời gian kéo dài hết ngày.
Trước khi đưa trẻ đi khám, có thể cho trẻ ăn uống như bình thường, không cần cho trẻ nhịn đói.
Điều trị dậy thì sớm ở bé gái và bé trai
Trong trường hợp có dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái hoặc bé trai, đã thực hiện chẩn đoán thì sẽ điều trị như thế nào cũng là một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Trên thực tế thì không phải cứ thấy có dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái hoặc bé trai là cần phải điều trị. Trước tiên thì bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ là gì.
Trong trường hợp những nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ có gây ảnh hưởng tiêu cực như đe dọa sự phát triển về chiều cao hay gây nên các rối loạn tâm sinh lý ở trẻ thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp can thiệp. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng dựa vào nhiều yếu tố như:
- Tuổi của trẻ trong thời điểm chẩn đoán
- Dự đoán chiều cao của trẻ lúc trưởng thành
- Ảnh hưởng của việc dậy thì sớm đối với tâm sinh lý của trẻ
Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành trao đổi với gia đình về phương pháp điều trị, nêu rõ từng lợi ích hoặc nguy cơ. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đồng vận LHRH hoặc đồng vận GnRH để tạo ra hiệu ứng sinh học trên tuyến yên và ngắt tín hiệu từ não đến buồng trứng hoặc tinh hoàn. Từ đó, quá trình sản xuất hormone sinh dục sẽ được ngưng hoặc làm chậm lại.
Khi thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái hoặc bé trai và muốn đưa trẻ đi khám dậy thì sớm thì nên lựa chọn những cơ sở uy tín. Ngoài ra, để việc điều trị dậy thì sớm ở trẻ hiệu quả thì bố mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ tái khám theo đúng lịch.
Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ em
Việc xuất hiện những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai có thể là do chế độ ăn uống, cách sinh hoạt, vận động không lành mạnh và khoa học. Để phòng ngừa bệnh lý này, ba mẹ hãy bỏ túi một số bí quyết như:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý: Bố mẹ nên chọn lọc trong việc lựa chọn thực phẩm, chọn lựa những nguồn thực phẩm tươi mới, không chứa chất biến đổi gen, hạn chế các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chất béo cùng hàm lượng đường cao.
- Tích cực tạo thói quen vận động, tham gia các hoạt động thể thao cho trẻ: Tỷ lệ trẻ béo phì và dậy thì sớm ngày càng gia tăng, việc luyện tập thể lực ít nhất 30 phút/ ngày được khuyến khích để giải phóng năng lượng và cải thiện tầm vóc.
- Thận trọng trong việc cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm kem, mỹ phẩm hoặc thuốc có estrogen và testosterone,điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone sinh dục.
Những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, hạn chế sự tăng trưởng, rối loạn tâm sinh lý của trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và can thiệp sớm, đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ về mức bình thường.