Theo tổ chức Unicef, việc “tiếp xúc da kề da và bú mẹ hoàn toàn sớm sẽ giúp con bạn phát triển mạnh mẽ, và không có lý do gì để ngừng cho con bú khi có con vi rút này. Cho đến nay, việc lây truyền Covid-19 hoạt tính (vi rút có thể gây nhiễm trùng) qua sữa mẹ và việc cho con bú vẫn chưa được phát hiện”. Tuy vậy vẫn có những điều mà các mẹ cần lưu để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Sữa mẹ cung cấp cho bé khả năng miễn dịch như thế nào?
Sữa mẹ mang lại cho con bạn “siêu năng lực” như một người lớn – chẳng hạn như khả năng miễn dịch giúp trẻ chống lại một số loại bệnh tật. Sữa mẹ không chỉ làm thỏa mãn chiếc bụng đói của trẻ mà còn cung cấp cho trẻ khả năng miễn dịch tự nhiên – nhưng tạm thời – chống lại một số vi khuẩn và vi rút.
Y khoa đã thực hiện một nghiên cứu từ năm 2004 về một loại coronavirus khác (SARS-CoV) và đã tìm thấy kháng thể chống lại SARS-CoV trong sữa mẹ. Các kháng thể giống như những người lính nhỏ làm nhiệm vụ tìm kiếm một loại sinh vật lạ nào đó bất thường xuất hiện trong cơ thể và loại bỏ nó trước khi nó có thể gây hại. Cơ thể bạn tạo ra kháng thể sau khi bạn mắc bệnh và khi bạn được tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh đó.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu cơ thể cũng có thể tạo ra kháng thể cho SARS-CoV-2 và truyền các kháng thể qua sữa mẹ hay không. Nếu thực sự có thể, thì điều này có nghĩa là nếu bạn đã từng nhiễm coronavirus và đã hồi phục, bạn có thể giúp bảo vệ con bạn chống lại SARS-CoV-2 bằng cách cho con bú sữa mẹ.
Những rủi ro khi cho con bú vào thời điểm này là gì?
Nếu bạn đang mắc phải Covid-19, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng cho trẻ bú sữa mẹ nếu bạn đang dùng một số loại thuốc điều trị SARS-CoV-2 hoặc các loại vi rút khác.
Vì vậy, mặc dù hiện tại chưa có phương pháp điều trị chính xác nào cho Covid-19, nhưng người ta vẫn đang không ngừng cố gắng đối mặt với nó. Và thực tế, các loại thuốc đang được sử dụng như là phương pháp điều trị tiềm năng đối với Covid-19 đều chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc cho con bú sữa mẹ trong khi dùng thuốc này.
Điều đó có nghĩa là đối với một số các loại thuốc đang được dùng trong việc điều trị vẫn chưa được nghiên cứu về việc liệu thuốc kháng vi-rút có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ hay không.
Thêm vào đó, một số loại thuốc có thể gây cản trở quá trình cho con bú vì chúng có thể ảnh hưởng và làm suy giảm quá trình sản xuất sữa trong cơ thể mẹ. Nếu bạn có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng, đừng cố cho con bú. Bạn cần giữ sức để giúp cơ thể của chính mình chiến đấu và phục hồi sau khi nhiễm loại virus này đấy.
Những gì chúng ta còn chưa biết
Thật không may, vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về chủng vi rút này. Hầu hết các tổ chức y tế quốc tế đều khuyên rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ là an toàn trong thời kỳ đại dịch này.
Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu y tế trên khắp thế giới đang được tiến hành để trả lời các câu hỏi về SARS-CoV-2, bao gồm cả việc cho con bú và trẻ sơ sinh. Những câu hỏi này bao gồm:
- SARS-CoV-2 có thể truyền qua sữa mẹ không? (Hãy nhớ rằng nghiên cứu ở hiện tại còn nhiều hạn chế.) Điều gì sẽ xảy ra nếu người mẹ nhiễm phải nhiều vi rút trong cơ thể?
- Các kháng thể giúp bảo vệ chống lại SARS-CoV-2 có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ không?
- Mẹ hoặc trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm coronavirus nhiều hơn một lần không?
- Trẻ có khả năng bị nhiễm coronavirus trước khi chào đời không?
Các biện pháp giúp phòng ngừa dịch
Khi chúng ta phải tự cô lập để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người khác, cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi việc những kết nối với nhau trở nên xa cách hơn. Điều này càng khiến cho việc cho con bú trở thành niềm vui và hy vọng nhỏ của bạn. Nhưng nếu thậm chí bạn đang thuộc diện F1 hoặc F2 thì cũng đừng lo lắng quá. Tất cả chỉ là tạm thời.
Khi nghe thấy đứa con nhỏ của bạn cựa quậy trong nôi và bạn biết rằng con đang bắt đầu đói rồi đấy, nhưng khoan, hãy dành vài phút để rửa tay cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng.
Đeo khẩu trang cẩn thận và đeo một đôi găng tay vô trùng để mở cửa phòng của em bé, bế con lên, cẩn thận cởi găng tay và chắc chắn rằng không chạm vào bất cứ một bề mặt nào khác trước khi hoàn thành việc cho con bú. Vì coronavirus có thể sống vài chục tiếng trên bề mặt nhựa, thép không gỉ và bìa cứng. Hãy mỉm cười với con bằng đôi mắt của mình, nhẹ nhàng gọi tên thiên thần của bạn.
Em bé bắt đầu rúc vào lòng bạn và chúng đã sẵn sàng để ăn. Hãy tránh chạm tay vào mặt mình và mặt bé, thay vào đó hãy nhẹ nhàng vuốt ve lưng chúng. Khi bé bú, bạn phải luôn để ý đến bàn tay của mình. Việc chạm vào điện thoại, máy tính xách tay hoặc bất kỳ thứ gì khác cũng có nguy cơ lây nhiễm chính bạn và em bé. Bạn và đứa con nhỏ hãy thật thư giãn và cố gắng gắn kết khi con bắt đầu tự đưa mình vào giấc ngủ yên bình.
Lời kết…
Hầu hết các chuyên gia y tế khuyên rằng, việc cho con bú là an toàn trong đại dịch SARS-CoV-2. Theo một số tổ chức y tế, những bà mẹ có các triệu chứng Covid-19 thậm chí vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về loại coronavirus mới này.
Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa và một số khuyến nghị còn mâu thuẫn. Ví dụ, các bác sĩ ở Trung Quốc, những người điều trị cho phụ nữ có con sơ sinh trong khi chiến đấu với Covid-19 đều khuyên là không cho con bú, nếu bạn có các triệu chứng hoặc có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Liên hệ ngay đến cơ quan y tế của bạn nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của Covid-19 hoặc nếu bạn đã từng tiếp xúc với một người nào đó nhiễm bệnh. Bạn có thể chọn không cho con bú trực tiếp hoặc hút sữa và cho con bú bình cho đến khi cảm thấy an toàn tuyệt đối.