Mẹ&Con – Mẹ đang băn khoăn không biết mình đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chưa hay mức hưởng bảo hiểm trong chế độ thai sản mới nhất 2017 của mình như thế nào? Hãy cùng xem ngay những thông tin mà Mẹ&Con cung cấp dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! Chỉ cần chồng đóng BHXH, vợ có thể hưởng chế độ thai sản 8 tháng sau sinh mới nhận được tiền thai sản 8 quy định mới về chế độ thai sản bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016

Nhiều người lầm tưởng rằng, chế độ thai sản chỉ được áp dụng khi mẹ đã sinh con ra. Thực tế, trong chế độ thai sản mới nhất 2017 thì ngay từ khi mang thai hay ngày mà người mẹ biết mình có thai, chế độ thai sản đã bắt đầu có hiệu lực.

Ngoài ra, chế độ thai sản mới nhất 2017 không chỉ áp dụng đối với phụ nữ mang thai mà người chồng cũng được hưởng quyền lợi từ chế độ này. Người mang thai hộ, nhờ mang thai hộ và nhận nuôi con nuôi cũng thuộc nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đúng quy định.

sinh-con 

Ngay từ khi biết mình có thai, mẹ đã được hưởng chế độ thai sản. (Ảnh minh họa)

Khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu có quyền nghỉ việc 5 lần, mỗi lần 1 ngày để đi thăm khám thai. Trường hợp, mẹ bầu ở xa cơ sở khám bệnh hoặc mang thai cần chăm sóc đặc biệt còn được nghỉ liên tiếp 2 ngày cho mỗi lần đi thăm khám.

Bên cạnh đó, trong thai kỳ, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ biến chứng nào như sẩy thai, thai lưu, sinh non… thì cũng được hưởng quyền lợi từ chế độ thai sản. Cụ thể như sau:

–  Nghỉ phép 10 ngày nếu sẩy thai dưới 1 tháng tuổi.

–  Nghỉ phép 20 ngày nếu sẩy thai từ 1 – 3 tháng tuổi.

–  Nghỉ phép 40 ngày nếu sẩy thai từ 3 – 6 tháng tuổi.

–  Nghỉ phép 50 ngày (bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần) nếu sẩy thai từ 6 tháng tuổi trở lên.

Khi sinh con

Thời gian mẹ được phép nghỉ

Thai phụ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh con tổng cộng là 6 tháng. Trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh con không vượt quá 2 tháng.

Trường hợp mang đa thai (từ 2 bé trở lên), mẹ sẽ được nghỉ tổng cộng là 7 tháng. Nếu chưa khỏe hẳn và có nhu cầu nghỉ thêm, mẹ có thể xin nghỉ phép không lương. Đặc biệt, nếu mẹ có thể quay lại làm việc trước thời gian nghỉ phép, mẹ không chỉ được hưởng trợ cấp thai sản bình thường mà còn có thể nhận thêm tiền lương theo số ngày làm việc.

Mức trợ cấp thai sản

Trong thời gian nghỉ phép sinh con, mẹ sẽ được nhận 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Bên cạnh đó, mẹ còn nhận được trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi đứa bé.

Hỗ trợ sau khi sinh

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, mẹ có quyền nghỉ thêm khi chưa đủ sức khỏe để làm việc. Lúc này, mẹ vẫn nhận được 30% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ việc để phục hồi sức khỏe tại nhà, 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại những cơ sở tập trung.

Bên cạnh đó, sau khi sinh, mẹ còn được nghỉ phép trong những trường hợp sau:

–  Nghỉ phép 5 ngày/năm trong trường hợp bình thường.

–  Nghỉ phép tối đa 7 ngày/năm trong trường hợp sinh mổ.

–  Nghỉ phép tối đa 10 ngày/năm trong trường hợp mang đa thai.

Chế độ thai sản cho chồng

sinh-con 

Chồng cũng “tranh thủ” được một chút quyền lợi cho mình khi vợ sinh con. (Ảnh minh họa)

Nếu như chồng tham gia BHXH theo đúng quy định thì khi vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản. Quyền lợi này của người chồng có hiệu lực trong vòng 30 ngày tính từ ngày con chào đời. Cụ thể, người chồng sẽ được:

–  Nghỉ 5 ngày trong trường hợp vợ sinh thường.

–  Nghỉ 7 ngày trong trường hợp vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.

–  Nghỉ 10 ngày trong trường hợp vợ sinh đôi và từ bé thứ 3 trở đi sẽ được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi đứa bé.

–  Nghỉ 14 ngày trong trường hợp sinh đôi phải sinh mổ.

Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Ngày nay, mang thai hộ đã được xã hội chấp nhận vì nó mang ý nghĩa nhân đạo. Do đó, người mang thai hộ cũng có quyền hưởng các chế độ thai sản như sau:

–  Được hưởng các chế độ thai sản khi bị sẩy thai, đi khám thai, nạo hút thai, sinh con… tính từ thời điểm bắt đầu mang thai cho đến khi giao đứa con cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

–  Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày từ ngày sinh bé đến ngày giao bé thì người mang thai hộ vẫn được hưởng các chế độ thai sản đầy đủ cho đến 60 ngày, tính cả những ngày nghỉ lễ, Tết và các ngày nghỉ hàng tuần.

–  Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản tính từ thời điểm nhận con đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

T/H

Tags:

Bài viết liên quan