Mẹ&Con - Quyết định sinh thường nhưng mẹ lại lo lắng bị rạch tầng sinh môn. Đừng lo, với những cách sinh thường không bị rạch dưới đây, mẹ sẽ có một ca sinh nở nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Bà mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm sinh thường con trai 4 kg chỉ trong 10 phút Theo dân gian vào những tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu thường xuyên bổ sung 12 loại thực phẩm này sinh thường dễ ơi là dễ! Bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng

Với chiều dài khoảng 3-5 cm, tầng sinh môn chỉ phát huy tác dụng khi phụ nữ sinh nở. Cụ thể, khi sinh thường, tầng sinh môn sẽ giãn rộng để bé cưng có thể chào đời một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp tầng sinh môn không giãn rộng và gặp ca sinh khó như có dấu hiệu suy thai hoặc em bé sinh ngôi mông, sinh non hay có đầu quá lớn sẽ được bác sĩ sử dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để mở rộng đường chui ra ngoài cho em bé. Vết rạch không chỉ khiến mẹ đau đớn sau sinh mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu làm tầng sinh môn bị nhão về sau, mất khả năng đàn hồi và khó co lại như bình thường. Để tránh phải rạch tầng sinh môn, mời mẹ cùng tham khảo những cách sinh thường không bị rạch dưới đây.

Ăn dứa từ tuần thứ 39

Trong quả dứa (thơm) có chứa hoạt chất bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng và ít đau đớn hơn. Thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung loại quả này vào thực đơn là khi bước vào tuần thai thứ 39. Ngoài cách ăn trực tiếp quả dứa, mẹ có thể sử dụng chúng để ép lấy nước uống hay kết hợp cùng một số món ăn. Tuy nhiên, mẹ cần tránh dung nạp quá nhiều dứa trong một ngày. Mẹ bầu mắc bệnh về dạ dày cũng nên chú ý khi ăn dứa.

Thêm chè vừng đen vào tuần thai 35

Vừng (mè) đen chứa nhiều dầu, protein, vitamin E và axit folic. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn chè vừng đen giúp mẹ chuyển dạ nhanh và không đau. Mẹ có thể ăn vào tuần thứ 35 của thai kỳ, ăn mỗi ngày 3 chén kèm với chéo quẩy hoặc nấu cùng bột sắn dây.

 Cách sinh thường không bị rạch

Thêm chè vừng đen vào tuần thai 35 là cách sinh thường không bị rạch, mẹ bầu nào cũng nên “bỏ túi”. (Ảnh minh họa)

Uống nước lá tía tô 1 tuần trước ngày dự sinh

Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng 500ml, uống đều đặn cho đến ngày sinh. Theo kinh nghiệm của ông bà ta, uống khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, kết hợp với cách “rặn đúng” vài lần là mẹ đã gặp bé cưng.

Cách nấu lá tía tô: Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch. Đun sôi nước, cho nắm lá vào đun trong vòng 5 phút. Nước lá tía tô càng đặc thì càng cho hiệu quả như ý. Uống khi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên.

Tăng cường rau lang 2 tuần trước ngày dự sinh

Các bác sĩ cũng đồng ý với kinh nghiệm dân gian về việc tăng cường các món từ rau lang để giúp tử cung mềm hơn trong những tuần cuối thai kỳ. Rau lang xào tỏi, rau lang luộc, canh rau lang… thơm ngon là những gợi ý tuyệt hay cho mẹ.

Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kì

Ăn những món ăn được chế biến từ cà tím vào tuần cuối cùng của thai kì cũng là cách sinh thường không bị rạch dành cho mẹ. Mẹ có thể kết hợp xen kẽ giữa cà tím và rau lang để “cuộc chiến” sắp tới diễn ra thuận lợi hơn.

Tags:

Bài viết liên quan