Mẹ và Con - Làm thế nào để biết bé bị cận bẩm sinh? Bé bị cận bẩm sinh liệu có chữa được không? Phải làm gì để cải thiện thị lực khi bé bị cận bẩm sinh? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới. 

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về thế nào là cận bẩm sinh ở trẻ nhỏ và các dấu hiệu nhận biết bé bị cận bẩm sinh là gì nhé! 

Thế nào là bé bị cận bẩm sinh? 

Theo các chuyên gia, bé bị cận bẩm sinh là do di truyền. Cụ thể, khi bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ đều bị cận thị thì khả năng di truyền cho con là rất lớn. Trên thực tế, những bé bị cận bẩm sinh thường có đặc điểm là cận khá nặng, thậm chí nhiều trẻ cá biệt có thể bị cận lên đến 20 diop.

Việc bé bị cận bẩm sinh sẽ gây ra nhiều biến chứng cũng như hạn chế cho các con khi lớn lên. Cụ thể, những bé bị cận bẩm sinh khi lớn lên sẽ có nguy cơ bị thoái hóa võng mạc, xuất huyết hoàng điểm cũng như bong, hay thậm chí là xuất huyết thể pha lê…Đặc biệt, khả năng phục hồi của các bé bị cận bẩm sinh cũng được cho là rất kém.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 33-60%. Trong khi đó, nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị thì thì khả năng bé bị cận bẩm sinh là 23-40%.

Đặc biệt, nếu bố mẹ không ai bị cận thị thì tỷ lệ bé bị cận bẩm sinh cũng có thể lên tới 6-15%. 

Bé bị cận bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết bé bị cận bẩm sinh

Thông thường, để phát hiện bé bị cận bẩm sinh tương đối khó, bởi theo các chuyên gia cận thị bẩm sinh không có dấu hiệu nhận biết sớm. Chỉ đến khi bé đạt được một độ tuổi nhất định thì mới có thể phát hiện được. Và độ tuổi phát hiện bé bị cận bẩm sinh thường rơi vào khoảng từ 5 đến 8 tuổi. 

Khoa học đã chứng minh, nếu bé bị cận bẩm sinh mà không được phát hiện cũng như có cách thức can thiệp, điều trị sớm rất dễ dẫn đến nhược thị. Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì từ 13- 18 tuổi, cận thị sẽ phát triển nhanh nhất. Cho đến khi ở độ tuổi từ 20 – 40, độ cận thị sẽ ngưng hoặc tăng trưởng rất ít. 

Do đó, nếu bố mẹ phát hiện con cái của mình có những dấu hiệu sau, hãy ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra thị lực. 

  • Bé bị cận bẩm sinh thường có thói quen cúi sát khi đọc sách, ngồi gần khi xem tivi.
  • Bé bị cận bẩm sinh thường xuyên có thói quen dụi mắt. Đặc biệt trong những khi đọc sách, vui chơi hoặc nhìn thật lâu vào một vật gì đó, bé thường xuyên dụi mắt.
  • Bé bị cận bẩm sinh thường nhạy cảm với ánh sáng; hay bị chảy nước mắt sống. Do đó, nếu thấy bé có dấu hiệu sợ ánh sáng; có thói quen thường xuyên lấy tay che mắt hoặc cảm thấy buồn nôn, nhức đầu khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng bạn nên dẫn bé đi kiểm tra mắt ngay. 
  • Bé bị cận bẩm sinh thường nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi. Đây được xem là biểu hiện của nhược thị. Ngoài ra, bé bị cận bẩm sinh thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn. 
  • Bên cạnh đó, bé bị cận bẩm sinh còn có một số biểu hiện khác như không hứng thú với các hoạt động sử dụng mắt; không nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa; và bé thường xuyên cảm thấy nhức đầu hoặc chảy nước mắt do mỏi mắt.

Bé bị cận bẩm sinh có chữa được không? 

Theo các chuyên gia, hiện nay cách chữa cận thị được xem hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật tật khúc xạ. Tuy nhiên, việc phẫu thuật nay phải đợi khi trẻ đủ 18 tuổi trở lên thì mới có thể thực hiện. Do đó, đối với các bé bị cận bẩm sinh ở độ tuổi nhỏ chỉ có phương pháp duy nhất đó chính là đeo kính để giúp trẻ nhìn rõ hơn.

Bé bị cận bẩm sinh có chữa được không

Cách chăm sóc đôi mắt của các bé bị cận bẩm sinh 

Trong lúc đợi trẻ đủ tuổi thực hiện phẫu thuật mắt, bố mẹ nên hướng dẫn cho bé những cách thức sinh hoạt, bổ sinh dinh dưỡng khoa học để giúp bé cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ cận.

Xem thêm: Bí quyết chăm trẻ cận thị

Bố mẹ hãy đảm bảo nơi học tập, đọc sách của bé phải có đầy đủ ánh sáng; thường xuyên cho bé tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời… 

Tập thể dục mắt cho các bé bị cận bẩm sinh 

Khi các bé bị cận bẩm sinh mỏi mắt, dụi mắt do học hoặc sinh hoạt quá nhiều, bố mẹ nên hướng dẫn các bé thực hiện các bước sau. 

  • Thực hiện động tác xoa tay vùng mắt. Bé dùng hai tay đã rửa sạch chà xát với lực vừa phải cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, nhẹ nhàng úp vào trong mắt. Hành động này sẽ khiến cảm giác nhức mỏi sẽ giảm đáng kể.
  • Các bé bị cận bẩm sinh có thể nhắm mắt trong 4-5 giây, đồng thời thả lỏng cơ thể, sau đó mở mắt ra 4-5 giây và tiếp tục nhắm lại 4-5 giây. Thực hiện 10 lần sẽ thấy dễ chịu, giảm mỏi mắt. 
  • Nhìn tập trung trong vòng 5 phút. Khi mắt các bé cận thị bẩm sinh hoạt động trong 30-40 phút hãy hướng mắt trẻ ra khoảng cách xa trong 5 phút, điều này giúp mắt được nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Các bé bị cận bẩm sinh cũng nên dành khoảng 3-7 giờ/ tuần vui chơi bên ngoài để tăng cường sức khỏe thể chất toàn diện. 

Tạo thói quen tốt cho mắt của các bé bị cận bẩm sinh 

Bố mẹ nên hướng dẫn con cách đọc sách đúng. Đó là giữ khoảng cách là 30cm, ngồi thẳng lưng chứ không nằm hay cúi lưng.

Khi xem tivi, cần nhắc bé lưu ý khoảng cách tốt nhất cho trẻ xem tivi là gấp 2,5 lần chiều dài đường chéo của màn hình. 

Các bé bị cận bẩm sinh nên ăn gì? 

Theo các chuyên gia, những thực phẩm tốt cho các bé bị cận bẩm sinh nên có chứa các dưỡng chất như vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… Do đó, bố mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sức khỏe mắt cho bé.

vì sao bé bị cận bẩm sinh

Đưa các bé bị cận bẩm sinh đi khám định kỳ 

Trên thực tế, việc đi khám mắt cho bé bị cận bẩm sinh được xem là vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm. Đối với những bé bị cận trên 6 diop, cần đưa trẻ đi khám thường xuyên 3 tháng một lần; nếu trẻ cận dưới 6 diop thì bố mẹ đưa trẻ đi khám 6 tháng một lần để bác sĩ đo độ cận và điều chỉnh kính mắt hợp lý cho các bé. 

Có thể nói, cận thị bẩm sinh ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý để giúp con cải thiện thị lực một cách tốt nhất.  

Bài viết liên quan