Mẹ và Con - Giấm táo là thực phẩm khá quen thuộc đối với nhiều gia đình. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ giấm táo là gì? Hãy tìm hiểu về giấm táo và những cách làm giấm táo thơm ngon tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Giấm táo – không chỉ là một loại gia vị, mà còn là một “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Bạn đã biết hết những lợi ích tuyệt vời mà giấm táo mang lại chưa? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá cách làm giấm táo thơm ngon, trong vắt ngay tại nhà để tận hưởng những lợi ích này nhé!

Lợi ích của giấm táo với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu về cách làm giấm táo, chúng ta hãy cùng khám những lợi ích tuyệt vời của thực phẩm này với sức khỏe như:

  • Giấm táo chứa chiều nhiều loại amino axit và những loại enzyme khác. Vì thế, dùng một chút giấm ăn sẽ có tác dụng rất tốt với hoạt động của đường ruột, hệ tiêu hóa của bạn.
  • Chất pectin trong giấm táo còn giúp hạ thấp lượng LDL cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho những ai đang trong quá trình giữ dáng, giảm cân.
  • Giấm táo giúp làm sạch bạch huyết. Axit malic trong loại giấm này cũng có vai trò như một chất kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, thực phẩm này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện những triệu chứng cảm lạnh và nghẹt mũi.
  • Giấm táo giúp gan thải độc, cân bằng đường huyết và huyết áp cho cơ thể.
  • Axit axetic trong giấm táo giúp giảm cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, hạn chế tích nước gây tăng cân. Vì thế, thực phẩm này luôn được phái đẹp trộn ăn kèm salad để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

cách làm giấm táo và những lợi ích của giấm táo

Tóm lại, với các lợi ích tuyệt vời từ giấm táo, thì không có lý do gì để phái đẹp không thử tự làm giấm táo tại nhà, để dùng trong những bữa cơm gia đình, vừa giúp những món ăn ngon hơn, vừa tốt cho sức khỏe của những người thân yêu.

Cách làm giấm táo đơn giản, sử dụng được lâu

Để quá trình làm giấm táo thành công, bạn nên cẩn thận trong quá trình ủ táo. Hãy cùng tìm hiểu cách làm giấm táo dưới đây nhé:

Nguyên liệu làm giấm táo

Nguyên liệu chuẩn bị cho giấm táo rất đơn giản, dễ tìm gồm 3 trái táo, 30g đường, 1 lít nước lọc.

Thực tế, tùy loại táo mà cho ra các thành phẩm giấm táo có hương vị khác nhau. Chẳng hạn, giống táo Gala hoặc Golden Delicious sẽ cho sẽ giấm có vị ngọt nhiều hơn. Trong khi, giấm làm từ loại táo MacInTosh hay Liberty thường mang vị chát nhẹ.

Ngoài ra, khi chọn mua táo, bạn nên chọn các quả tươi, không bị dập nát, đồng thời cần có xuất xứ, bao bì sản phẩm rõ ràng. Tránh mua các loại táo không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm nhé.

Cách làm giấm táo đơn giản tại nhà

Để làm giấm táo tại nhà, bạn hãy theo dõi và thực hiện theo cách làm giấm táo dưới đây:

Cách làm giấm táo: Sơ chế táo

  • Sau khi mua táo về thì ngâm táo trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, giúp loại bỏ bớt những tạp chất và chất bụi bẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Lấy dao loại bỏ phần cuống và phần vỏ táo xung quanh. Nếu muốn loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, bạn hãy gọt bỏ lớp vỏ hoàn toàn. Ngược lại, việc giữ lại phần vỏ táo sẽ giúp giấm táo của bạn mang màu đỏ hồng đặc trưng và đẹp mắt.
  • Cắt táo thành các miếng vuông hình hạt lựu khoảng 1 – 1,5 cm. Cắt nhỏ táo sẽ tạo cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh quá trình lên men của táo.

cách làm giấm táo gồm sơ chế táo

Cách làm giấm táo: Ngâm táo

  • Chuẩn bị hũ thủy tinh hay hũ nhựa đã rửa sạch và để ráo hoàn toàn. Bạn hãy cho lần lượt 1 lớp táo, rồi lại 1 lớp đường. Cứ tiếp tục thao tác này cho tới khi hết nguyên liệu. Lúc này, đường sẽ có tác dụng như thức ăn cho vi khuẩn hoạt động, làm táo lên men.
  • Tiếp tục đổ vào 1 lít nước lọc để nguội vào cho ngập hết phần táo và đường. Bạn lưu ý là đổ nước ngập hết táo để tránh táo bị thâm, hỏng trong suốt quá trình lên men. Bạn có thể đặt vào hũ 1 chiếc chén thủy tinh nặng và ráo nước để đè phần táo chìm xuống bên dưới.
  • Dùng một miếng vải mỏng và sạch bọc lấy miệng hũ, sử dụng dây để cố định lại. Việc dùng miếng vải thay cho nắp hũ là để ngăn cản bụi bẩn, tạp chất rơi rớt vào hũ, đồng thời tạo cơ hội cho việc trao đổi không khí bên trong và bên ngoài hũ. Do trong quá trình lên men, việc thoát khí ra bên ngoài là điều cần thiết.
  • Đặt hũ ngâm táo tại khu vực khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

cách làm giấm táo gồm ngâm táo

Cách làm giấm táo: Lên men táo

  • Trong quá trình ngâm, cứ 2 – 3 ngày, bạn hãy mở lớp vải trắng ra để quan sát rồi khuấy đều. Nếu thấy trên bề mặt xuất hiện lớp váng trắng, thì nên tiến hành vớt bỏ. Sau khi vớt bỏ, bạn sử dụng một chiếc muỗng sạch và ráo để khuấy đều phần táo, đường bên trong hũ. Điều này sẽ giúp vi khuẩn lên men phân bổ đều và đẩy nhanh quá trình lên men.
  • Sau 2 tuần, táo sẽ chìm dần xuống đáy hũ. Khi mở hũ ra, bạn sẽ ngửi thấy hũ ngâm nồng lên mùi giống mùi rượu. Tình trạng bóng bóng xuất hiện ở trên bề mặt là bình thường.
  • Khi ngửi thấy nồng rõ mùi rượu, bạn hãy dùng rây lọc dày hay tấm vải sạch để lọc bỏ phần xác táo, chỉ giữ lại phần nước ngâm.

Lên men giấm

  • Sau khi lọc xong, bạn tiếp tục đổ lại phần nước đã lọc vào trong hũ và ủ.
  • Trong lần ủ này, bạn không cần khuấy thường xuyên nữa. Cứ khoảng 2 – 3 ngày, bạn mở hũ ra để thử lại vị giấm xem giấm đã có vị chua như mong muốn chua. Nếu chưa, bạn cứ tiếp tục ủ cho tới khi đạt được độ chua mong muốn, thì hãy mang ra dùng.

Với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã có thể tự tin làm giấm táo tại nhà và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Hãy điều chỉnh công thức cách làm giấm táo của riêng mình bằng cách kết hợp các loại táo khác nhau, sử dụng đường tự nhiên hoặc mật ong để tạo nên hương vị độc đáo. Hơn nữa, giấm táo tự làm không chỉ là thực phẩm ít calo, bổ dưỡng mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng người thân đấy!

Bài viết liên quan