Mẹ&Con – Các phương pháp điều trị cảm lạnh hiện nay vẫn chỉ có tác dụng rút ngắn thời gian hoặc làm giảm các triệu chứng chứ chưa thực sự điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên để giúp bé dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh.

Thông mũi đúng cách

Hỉ mũi thường xuyên mỗi lúc chảy mũi sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Nhưng đôi khi việc này khá khó khăn bởi áp lực gây ra từ động tác hỉ mũi có thể làm bé bị đau tai. Để giảm những tác động này, bạn nên nhấn và giữ ngón tay trên một lỗ mũi trong lúc bé hỉ chất dịch nhầy từ một lỗ mũi khác. Sau khi hỉ một bên, bạn có thể hướng dẫn bé làm tương tự với bên còn lại. Sau khi hỉ mũi, đừng quên rửa tay thật sạch sẽ với dung dịch diệt khuẩn.

9 cách giúp bé “tạm biệt” cảm lạnh mà không cần thuốc 5Nên cho bé hỉ mũi một bên trước khi thực hiện bên còn lại để tránh áp lực ảnh hưởng đến màng nhĩ

Nếu bạn băn khoăn không biết khi nào con mình có thể trở lại trường học sau thời gian nghỉ vì cảm cúm thì bạn có thể dựa theo quy tắc này: Nếu bé không còn sốt cao từ 38 độ C trong vòng 24 giờ không dùng thuốc, bé có thể đến trường và ra ngoài.

Giữ tay thật sạch

Rất khó để giữ tay các bé được yên mà không chạm vào mắt, mũi hay miệng. Do đó, cách tốt nhất là hãy để sẵn nước rửa tay ở mỗi phòng vệ sinh; Để mắt đến trẻ mỗi lúc trẻ tự rửa tay và cách ly bé với những trẻ bị bệnh khác.

Nghỉ ngơi thật nhiều

Điều đầu tiên cần làm sau khi phát hiện bệnh là nghỉ ngơi vì chỉ có như vậy bé mới lấy lại được năng lượng để hệ miễn dịch đủ sức chống chọi với các virus gây bệnh. Vì vậy, bé rất cần nằm trong tấm chăn ấm và nghỉ ngơi cho đến khi khỏi bệnh.

Cho bé súc miệng thường xuyên

9 cách giúp bé “tạm biệt” cảm lạnh mà không cần thuốc 6Súc miệng sẽ giúp làm ẩm vùng cổ họng nhờ đó làm dịu tạm thời cảm giác đau rát nơi cổ họng

Súc miệng sẽ giúp làm ẩm vùng cổ họng nhờ đó làm dịu tạm thời cảm giác đau rát nơi cổ họng. Hãy pha cho bé một cốc nước muối loãng và khuyến khích bé súc miệng 4 lần mỗi ngày. Để giảm ngứa nơi cổ họng, hãy thử một loại nước súc miệng có tác dụng làm se các màng biểu bì chẳng hạn như trà có chứa tannin. Hoặc có thể pha mật ong với giấm táo theo tỷ lệ 1:1 để làm nước súc miệng riêng cho bé trong thời gian cảm lạnh. Đây là một bài thuốc dân gian được dùng rất phổ biến vì cho hiệu quả cao. Cách khác, bạn cũng có thể dùng một muỗng canh nước cốt từ lá mâm xôi (có thể thay bằng nước chanh) trộn đều với một muỗng cà phê mật ong rồi pha chung với nước ấm cũng sẽ cho tác dụng tương tự. Lưu ý: Những bài thuốc dân gian này chỉ nên áp dụng cho trẻ đã trên 1 tuổi vì trẻ nhỏ hơn có thể dị ứng với mật ong hoặc nuốt phải hỗn hợp trong lúc súc miệng.

Uống nhiều nước ấm

Nước ấm, cháo hay súp có thể làm giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm dịu màng biểu bì bị viêm. Vì vậy, mỗi lúc bé bị cảm, sổ mũi hay đau họng bạn có thể dùng chúng để làm giảm các triệu chứng bệnh cho bé.

Tắm bằng nước gừng

Nước từ vòi sen có thể giúp dưỡng ẩm cho mũi của bé và đem lại cảm giác thư giãn. Nếu bé bị chóng mặt vì cúm, bạn có thể cho bé ngồi trên một chiếc ghế và tắm nước ấm cho bé. Nếu có thời gian, bạn nên pha nước gừng cho bé tắm cũng sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Thông xoang bằng cách chườm nóng

Bạn có thể mua túi chườm nóng hoặc chườm lạnh tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, tại nhà, bạn vẫn có thể tự làm những chiếc túi tương tự. Nếu bạn cần chườm nóng, hãy làm ẩm một chiếc khăn sạch và cho vào lò vi sóng, làm nóng trong khoảng 55 giây.

Ngủ kê cao đầu

9 cách giúp bé “tạm biệt” cảm lạnh mà không cần thuốc 7Khi bé bị nghẹt mũi nên cho bé ngủ kê cao đầu để giúp thông thoáng chất dịch nhầy

Cách này sẽ giúp thông thoáng chất dịch gây nghẹt mũi. Nếu không thể giữ những chiếc gối nằm dốc thoai thoải, bạn có thể đặt các hộp lò xo dưới gối để có được độ dốc như ý.

Không cho bé đi máy bay nếu không cần thiết

Hệ hô hấp trên của bạn sẽ chịu áp lực lớn khi áp suất không khí thay đổi. Chính vì vậy, cho bé di chuyển bằng máy bay khi cảm lạnh hoặc cúm có thể làm tổn thương đến màng nhĩ của bé, nhất là trong quá trình cất và hạ cánh. Nếu buộc phải di chuyển bằng máy bay, bạn nên dùng thuốc thông mũi và mang theo một bình xịt mũi để cho bé sử dụng trước khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Ngoài ra, nhai kẹo cao su và nuốt nước miếng thường xuyên cũng có thể giúp bé giảm bớt áp lực đến màng nhĩ.

Sau cùng, hãy nhớ rằng cảm lạnh thông thường có thể không nguy hiểm nhưng khi bệnh trở nặng hơn, các biến chứng có thể rất nghiêm trọng. Nếu bé có các triệu chứng bệnh nặng hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm qua mỗi ngày, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhé!

Theo MD 

Tags:

Bài viết liên quan