Mẹ và Con - Chắc chắn mẹ bầu nào cũng hiểu được niềm háo hức mong đợi được cảm nhận những cử động đầu đời của bé. Bên cạnh cảm giác gắn kết, việc tìm cách chọc thai nhi đạp cũng giúp mẹ kiểm tra tình hình sức khỏe của con.

Mẹ đã biết cách chọc thai nhi đạp chưa? Việc thai nhi đạp trong bụng mẹ hay còn gọi là thai máy rất quan trọng. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy sự phát triển khỏe mạnh của thai. Con có phản ứng với thế giới bên ngoài.

Một trong những hoạt động nhiều mẹ bầu ưa thích là tìm cách chọc cho thai nhi đạp. Theo dõi tình hình thai máy như thế này rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của bé.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?

Bé sẽ bắt đầu cử động khi được 18-20 tuần tuổi. Tuy nhiên, lúc này thai nhi còn nhỏ, cử động rất nhẹ nên mẹ bầu khó cảm nhận được.

Từ tuần thứ 24 trở đi, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ hơn các cử động của con. Khi trẻ mới biết đạp, mẹ sẽ cảm thấy rung nhẹ hoặc như cảm giác sột soạt trong bụng. Khi thai lớn hơn, các cú đạp, huých hay lăn người sẽ sẽ càng rõ ràng.

Những cú đạp này là cách để bé “trò chuyện” với mẹ. Bởi rõ ràng, bằng cách chọc thai nhi đạp mẹ có thể kích thích bé vận động nhiều hơn. Một số người còn tin rằng tần suất, cách chuyển động còn phản ánh tính cách của trẻ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể về mối liên hệ này.

cách chọc thai nhi đạp theo tuần tuổi

Trong một ngày, trung bình bé sẽ cử động 16-45 lần, khoảng 4 lần mỗi giờ. Khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các cử động của thai nhi là 50 – 75 phút. Mẹ cần đếm nhịp, tìm cách chọc thai nhi đạp và kiểm tra cử động của bé. Trong trường hợp thai nhi ít đạp, tức trong hai giờ liên tiếp mà số lần thai máy nhỏ hơn 3 thì cần đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân.

Các cách chọc thai nhi đạp

Việc bé cử động nhiều là một dấu hiệu quan trọng cho sự phát triển của bé. Các cú đạp, xoay người, cử động tay chân của con giúp đảm bảo thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Không phải lúc nào bé cũng năng động và hoạt bát.

Có những lúc bé ngủ nhiều hơn, ít đáp lại hay đạp yếu hơn bình thường. Lúc này, việc chọc thai nhi đạp sẽ giúp cải thiện sức khỏe và phản xạ của bé. Điều này có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ. Sau đây là một số cách chọc thai nhi đạp mẹ có thể áp dụng:

Cách chọc thai nhi đạp bằng âm thanh

Thai nhi có phản xạ với âm thanh từ rất sớm. Do đó, âm nhạc hay tiếng trò chuyện của mẹ là một trong những cách chọc thai nhi đạp hiệu quả nhất. Âm nhạc không chỉ giúp bé phát triển trí não, thính giác, ngôn ngữ mà còn kích thích bé cử động theo nhịp điệu. Mẹ nên đặt loa gần bụng, nhưng không quá to, để bé có thể nghe rõ.

Đã có nhiều nghiên cứu về việc trẻ nhận ra giọng nói của mẹ ngay từ khi còn là bào thai. Mẹ thường xuyên trò chuyện, hát cho con nghe cũng giúp não bé phát triển tốt hơn. Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy tiếng mẹ đẻ định hình não của trẻ khi bé còn chưa ra đời.

cách chọc thai nhi đạp bằng âm thanh

Ánh sáng

Ánh sáng cũng là một cách chọc thai nhi đạp rất hiệu quả. Vào khoảng 28 tuần tuổi, bé đã có thể nhận biết được ánh sáng và bóng tối. Mẹ có thể dùng một chiếc đèn pin nhỏ, đặt gần bụng và di chuyển nhẹ nhàng.

Bé sẽ theo dõi ánh sáng và cử động để tìm kiếm nguồn sáng. Mẹ cũng có thể đi dạo, phơi nắng vào buổi sáng, để bé cảm nhận được sự khác biệt giữa ngày và đêm.

Chạm nhẹ vào bụng

Việc chạm nhẹ, vỗ về là cách chọc thai nhi đạp đơn giản mà hiệu quả. Khi thai đã lớn một chút và có nhiều cử động, mẹ có thể vuốt ve, xoa bóp, ấn nhẹ hay vỗ nhẹ vào bụng.

cách chọc thai nhi đạp bằng cách chạm vào bụng

Bé sẽ cảm nhận được các hành động này và đáp lại bằng cách đẩy, đá hay xoay tròn. Mẹ cũng có thể dùng một chiếc gối, một quả bóng hay một đồ chơi mềm để đặt lên bụng và di chuyển nhẹ nhàng. Bé sẽ cảm thấy tò mò và thử cử động để khám phá.

Thay đổi tư thế

Khi mẹ thay đổi tư thế, bé sẽ cảm nhận được sự thay đổi của không gian bụng mẹ và cố gắng điều chỉnh lại vị trí của mình. Đây là cách chọc thai nhi đạp đơn giản và rất nên được thực hiện thường xuyên khi mẹ ngủ, nghỉ ngơi.

Mẹ nên thay đổi tư thế nhẹ nhàng, không quá nhanh hay quá đột ngột, để tránh gây sốc cho bé. Trẻ thường sẽ cử động nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng. Bởi lúc này tuần hoàn máu đến thai nhi tốt hơn nên bé thường hoạt bát hơn.

Thay đổi thực phẩm

Một mẹo nhỏ để kích thích bé cử động chính là thay đổi món ăn. Khi mẹ ăn các món có hàm lượng đường cao, đường trong máu tăng lên cũng khiến nhịp tim và cường độ máu cung cấp cho thai nhi tăng.

Bé sẽ cảm nhận được sự thay đổi này và phản ứng lại bằng các cử động. Tuy nhiên, mẹ nên ăn vừa phải, không quá nhiều, để tránh gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các thức ăn ngọt vì có thể gây tiểu đường thai kỳ.

Giải đáp một số thắc mắc

Thai nhi đạp nhiều có sao không?

Mẹ yên tâm, việc bé cử động nhiều là dấu hiệu tốt và đáng mừng. Điều này cho thấy thai nhi rất khỏe mạnh, hoạt bát và phát triển hoàn toàn bình thường. Chính vì thế nên với các bé ít vận động mẹ mới cần tìm cách chọc thai nhi đạp.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Khi mẹ nằm ngửa, áp lực lên tử cung lớn hơn do đó không gian hoạt động của bé bị chèn ép. Đây có thể là lý do kích thích bé cử động để tìm vị trí thoải mái hơn. Ngoài ra, như đã trình bày bên trên, nếu mẹ thay đổi thành nằm ngửa từ một tư thế khác thì cũng là cách chọc thai nhi đạp nhiều hơn.

Cách chọc thai nhi đạp giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe thai nhi và tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con hiệu quả. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai, sinh hoạt và tập luyện hợp lý cũng giúp bé phát triển khỏe mạnh và cử động nhiều hơn.

Bài viết liên quan