Măng cụt là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Với sự pha trộn giữa hương vị ngọt và chua, ăn măng cụt trong thời kỳ mang thai chắc chắn sẽ kích thích vị giác của mẹ bầu. Nhưng liệu bà bầu ăn măng cụt có an toàn cho mẹ và bé không?
Thành phần của măng cụt
Quả măng cụt có dáng tròn, màu tím sẫm, vỏ cứng và thịt trắng. Quả vừa ngon ngọt vừa mềm, có sự kết hợp thú vị giữa vị ngọt và vị chua nhẹ, cùng hương thơm dễ chịu.
Măng cụt được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại trái cây” do hương vị độc đáo và thành phần gồm nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần của 100 g măng cụt có chứa:
- Lượng calo: 73
- Protein: 0,41 g
- Chất béo: 0,58 g
- Carbohydrate: 17,9 g
- Chất xơ: 1,8 g
- Canxi: 12 mg
- Magiê: 13 mg
- Vitamin C: 2,9 mg
Ngoài ra, măng cụt còn có các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin B1, vitamin B2, axit folic, vitamin A, vitamin B12,….
Bà bầu ăn măng cụt được không?
Việc bà bầu ăn măng cụt trong thời kỳ mang thai hoàn toàn bình thường và an toàn. Hàm lượng dinh dưỡng của loại quả này, chẳng hạn như khoáng chất, vitamin và folate thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh, bất thường và suy dinh dưỡng hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của măng cụt đối với thai kỳ:
Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Bà bầu ăn măng cụt trong giai đoạn mang thai có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Cụ thể, măng cụt chứa một lượng folate tốt.
Folate đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển một số bất thường và dị tật bẩm sinh ở thai nhi, chẳng hạn như dị tật não và tủy sống. Vì vậy, bà bầu ăn măng cụt trong thời kỳ mang thai sẽ bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Măng cụt là nguồn bổ sung khoáng chất mangan dồi dào, một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình hình thành sụn và hệ thống xương ở thai nhi. Loại quả này thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Chỉ cần một cốc nước ép măng cụt tươi trong thời kỳ mang thai sẽ cung cấp cho bạn khoảng 0,2 mg mangan. Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa của măng cụt bảo vệ bạn cũng như thai nhi khỏi tổn thương tế bào.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Bà bầu ăn măng cụt trong giai đoạn 9 tháng thai kỳ rất tốt cho hệ thống miễn dịch của cả mẹ và bé. Măng cụt chứa một lượng lớn vitamin C, một loại vitamin thiết yếu cần thiết cho sức khỏe của thai nhi. Chỉ cần một cốc măng cụt tươi cung cấp cho bạn khoảng 5,7 mg chất dinh dưỡng này.
Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có hại có thể gây hại cho thai nhi trong thai kỳ. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể phụ nữ mang thai, giúp tăng độ đàn hồi của da để giúp bạn dễ dàng thích nghi với thai nhi đang phát triển trong thai kỳ, tránh tình trạng rạn da.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Vỏ măng cụt bao gồm các hợp chất phổ biến như xanthones cung cấp cho bạn lợi ích chống ung thư. Xanthones ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, bà bầu ăn măng cụt có thể giúp ngăn ngừa mẹ và thai nhi khỏi những tác động nguy hiểm của căn bệnh chết người này.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Măng cụt là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bà bầu ăn măng cụt khi mang thai rất tốt bởi măng cụt có công dụng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả và bảo vệ bà bầu khỏi những tác động nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Trị táo bón
Các nghiên cứu y khoa cho thấy hơn một nửa số bà bầu bị táo bón khi mang thai. Ăn măng cụt tươi có thể giúp làm giảm sự khó chịu do táo bón gây ra trong thời kỳ mang thai.
Một cốc trái mang cụt tươi đã có thể cung cấp cho bạn khoảng 3,5 gam chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột trơn tru. Ngoài ra, chất xơ trong măng cụt làm giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật.
Một số lưu ý khi ăn măng cụt lúc mang thai
Bà bầu ăn măng cụt lúc mang thai có thể nhận được nhiều lợi ích từ loại trái cây này. Tuy nhiên, giống như những loại thực phẩm khác, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn măng cụt ở một lượng nhỏ mà thôi. Việc ăn quá nhiều măng cụt ngược lại có thể gây táo bón, đầy hơi, ợ chua,… khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong thai kỳ.
Ngoài ra, tránh ăn măng cụt ít nhất hai tuần trước và sau khi sinh hoặc nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu, vì ăn măng cụt có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Măng cụt dù là một loại quả an toàn nhưng loại quả này vẫn có thể gây dị ứng đối với một số người. Do đó, nếu sau khi ăn măng cụt mà có bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì nên ngừng ăn và đến bệnh viện thăm khám để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Măng cụt, một loại trái cây ngọt, mọng nước, được biết đến là một loại trái cây có thể giúp kích thích vị giác khi mang thai. Măng cụt cũng giàu chất dinh dưỡng và có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của thai nhi đang phát triển và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn măng cụt cũng nên chú ý không ăn quá nhiều để tránh các tác dụng phụ