Mẹ và Con - Bà bầu bị chuột rút khiến nhiều mẹ bầu "khổ sở" và mất giấc giữa đêm. Để phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng này, mời mẹ bầu cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nhiều mẹ bầu bị chuột rút vào buổi tối làm giấc ngủ bị gián đoạn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai kỳ. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu nguy hiểm, cách giảm đau cùng các bí quyết phòng ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai này.

Khái quát tình trạng bà bầu bị chuột rút

Bà bầu bị chuột rút là một hiện tượng sinh lý rất thường gặp. Tuy phần lớn các trường hợp chuột rút khi mang thai không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng chúng vẫn gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho các mẹ.

Những cơn chuột rút thai kỳ sẽ xuất hiện từ tháng thứ 3 và trở nên nghiêm trọng dần vào 3 tháng cuối. Chuột rút thường xảy ra khi mẹ đang ngủ hoặc khi chỉ mới đi vào giấc ngủ.

tình trạng bà bầu bị chuột rút

Tuy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là bà bầu bị chuột rút bắp chân, bàn chân hoặc đùi. Đôi khi, mẹ cũng sẽ có những cơn chuột rút ở tay và trên thân mình.

Trường hợp nguy hiểm nhất là khi bà bầu bị chuột rút khu vực bụng vì có khả năng dẫn đến sảy thai nếu xử lý chậm trễ. Trong quá trình chuột rút, các khối mô cứng, bị co thắt sẽ xuất hiện dưới da mà mẹ hoàn toàn có thể nhìn và sờ được.

Bà bầu bị chuột rút nếu có kèm theo các dấu hiệu ra máu, đau nhiều ở chỗ chuột rút (bụng, bàn chân,…), đau ngay đỉnh vai, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường, thì cần được đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, nếu mẹ bị chuột rút quá nhiều lần với mức độ nghiêm trọng thì cũng phải nhanh chóng đi thăm khám y tế để có cách xử lý an toàn, sớm chấm dứt tình trạng này.

Bà bầu bị chuột rút thường là do đâu?

Tại sao bà bầu bị chuột rút lại hay xảy ra? Sau đây chính là các lý do:

  • Thiếu canxi: Nguyên nhân này rất phổ biến ở thai phụ, nhất là vào 3 tháng cuối khi thai đã lớn, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu. Khi mang thai, lượng canxi trong người mẹ sẽ tập trung cho thai nhi nên khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất này, gây hiện tượng hạ canxi máu và xuất hiện chuột rút nhiều hơn.
  • Trọng lượng cơ thể mẹ tăng đột ngột, tạo nhiều áp lên đôi chân cùng các cơ ở đây khiến chúng bị kích thích, dẫn đến tê bì hoặc chuột rút khi mang thai.
  • Tử cung lớn nhanh, gây ra sự chèn ép lên các mạch máu xung quanh, cản trở máu dẫn xuống chân, làm chân tay tê nhức, thậm chí bị chuột rút. Đồng thời, hệ thống dây thần kinh từ tủy đến chân cũng chịu sức ép khiến mẹ luôn thấy nặng nề và khó chịu.
  • Cơ thể bị rối loạn điện giải do mất nước trong thai kỳ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút.

Chuột rút trong thai kỳ sẽ nguy hiểm khi nào?

Đa số trường hợp bà bầu bị chuột rút là không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ trở nên đáng lo nếu nó kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Nếu bị chuột rút khi mang thai có kết hợp những tình trạng hoặc dấu hiệu sau, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để có sự điều trị kịp thời:

  • Bà bầu bị chuột rút với tần suất cao, khoảng 6 lần/giờ.
  • Chuột rút kéo dài dù đã sử dụng những phương pháp phòng ngừa.
  • Bà bầu bị chuột rút kèm chóng mặt, chảy máu có thể đang gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo. Trường hợp này rất nguy hiểm nên mẹ cần được đưa đến bệnh viện ngay để xử lý.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non, mang thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn cần cẩn thận với những cơn co thắt trong thai kỳ.
  • Bà bầu bị chuột rút kết hợp đau bụng, sốt có nguy cơ là triệu chứng của ruột thừa, sỏi túi mật hoặc sỏi thận.

Cách giúp bà bầu bị chuột rút giảm đau hiệu quả

Khi chuột rút xuất hiện, mẹ cần phải giữ bình tĩnh, tốt nhất là nhờ người thân sơ cứu. Một vài phương pháp giảm đau nhanh chóng mẹ có thể thử qua là:

  • Uốn ngón chân về phía bắp chân đến khi cơn đau thuyên giảm và biến mất.
  • Thực hiện xoa bóp vùng cơ, bắp chân bị đau.
  • Kéo căng cơ bắp chân, đi bộ chậm rãi, cần nâng chân cao để tránh cơ co trở lại.
  • Tận dụng túi da hoặc chai nước nóng áp vào chỗ chuột rút để giảm đau và giảm sưng.
  • Duỗi và cong chân, các đầu ngón chân nhẹ nhàng vài lần, và đứng lên một bề mặt lạnh để thả lỏng cơ bị co thắt. Lưu ý: Nếu triệu chứng chuột rút không giảm khi áp dụng cách này, mẹ cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng vì có nguy cơ chuột rút là do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch.

bà bầu bị chuột rút nên chườm lạnh

Các phương pháp phòng ngừa chuột rút thai kỳ

Để không phải đối mặt với chứng chuột rút thai kỳ phiền toái, mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm. Sau đây là những cách rất hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ chuột rút cho thai phụ:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tắm nước nóng, kết hợp ngâm chân trong nước ấm trước khi ngủ để hỗ trợ lưu thông máu.
  • Nếu hay bị chuột rút, mẹ có thể thử các bài tập nhẹ nhàng với cơ trước khi ngủ. Tập luyện như vậy sẽ giúp cơ bắp của mẹ được thư giãn và hạn chế tình trạng chuột rút vào ban đêm.
  • Tư thế ngủ lý tưởng cho mẹ là kê chân lên gối cao mềm, nằm quay sang trái để máu có thể dễ dàng lưu thông khắp cơ thể.
  • Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể cũng là điều phải làm vì sự thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến chứng chuột rút. Do đó, các thực phẩm nhiều canxi như tôm, cua, cá, trứng,… chính là đáp án cho câu hỏi bà bầu bị chuột rút nên ăn gì.
  • Magie có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng chuột rút ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu bị chuột rút cũng nên bổ sung magie thông qua các loại hạt, các loại đậu, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Để cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, và giữ tinh thần thoải mái, tránh các tác nhân gây stress và căng thẳng.
  • Hạn chế đứng, ngồi quá lâu. Không nằm đè lên chân trong lúc ngủ. Nếu làm ở văn phòng, mẹ hãy tập co duỗi bắp chân, và vận động đôi chân thường xuyên.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để kích thích các cơ hoạt động với các môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ chậm, bơi,… Thói quen lành mạnh này sẽ hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể.
  • Chọn lựa giày dép phù hợp cũng giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút. Mẹ nên tránh các đôi giày cao gót, quá chật hoặc giày kín mũi. Thay vào đó, những đôi giày đế mềm sẽ hạn chế áp lực lên đôi chân, giúp bước đi của mẹ được vững chãi.
  • Tập massage nhẹ nhàng các khu vực như đùi, chân, bàn chân và các ngón chân để tăng tuần hoàn máu, giúp giảm thiểu tỷ lệ bà bầu bị chuột rút.

bà bầu bị chuột rút nên massage khu vực ảnh hưởng

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng phổ biến, đa số thai phụ đều có khả năng gặp phải. Vì thế, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ xử lý và phòng ngừa hiệu quả trước tình trạng này. Nhưng nếu chuột rút xuất hiện nhiều và nghiêm trọng theo thời gian thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị an toàn.

Bài viết liên quan