Mẹ&Con – Mang thai là một hành trình kì diệu mà bạn chắc chắn phải chuẩn bị thật nhiều trước khi đón nhận một sinh linh mới. Chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào mới "chuẩn"? Mẹ&Con giúp bạn giải đáp nhé! Đây là lý do mà phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống sữa đậu nành Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai Bí quyết giữ vẻ đẹp tự nhiên khi mang thai

Để chuẩn bị trước khi mang thai, bạn cần trang bị cho mình cả về tâm lí, sức khỏe cũng như kinh tế thật hoàn hảo để sẵn sàng cho bé yêu chào đời.

1. Sẵn sàng tâm lí cho việc mang thai và những điều sẽ đến khi sinh con

Có một đứa con nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm với nó suốt đời. Trước khi có thai, bạn nên nghĩ xem mình có thật sự sẵn sàng để có con hay chưa? Có sẵn sàng đón nhận đứa bé dù nó là con trai hay con gái không? Có sẵn sàng cho việc thức khuya dậy sớm; con tè, con khóc lúc nửa đêm chưa? Có thể cân bằng giữa cuộc sống, gia đình, công việc và kinh tế để nuôi con hay chưa? Mọi người trong gia đình có dẹp bỏ những khác biệt về văn hóa, tư tưởng để chăm sóc và dạy dỗ trẻ không?…

Mang thai là một chuyển biến lớn sẽ tác động không nhỏ đến gia đình bạn. Vào đầu thai kỳ, phụ nữ thường có thay đổi lớn về sinh lý nên ảnh hưởng nhiều đến hành vi và tâm lí, khi đó chồng bạn có thể thông cảm và quan tâm đến bạn nhiều hơn không? Rất nhiều phụ nữ sau khi mang thai rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh do những vấn đề phát sinh sau khi sinh con mà không thể chia sẻ cùng ai.

Vì thế, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị trước khi mang thai một tâm lý ổn nhất, nếu gia đình và bản thân có vấn đề gì thì nên tạm hoãn kế hoạch có thai lại.

2. Kiểm tra sức khỏe tiền thai sản

Khi xác định mình sẽ mang thai, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra sức khỏe tiền thai sản. Tất cả các bệnh liên quan đến gen di truyền, lịch sử bệnh án của người mẹ hay các bệnh liên quan đến tình dục đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi về sau.

8 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai 7

Kiểm tra sức khỏe tiền thai sản là một việc làm quan trọng trước khi mang thai (Ảnh minh họa).

Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn bạn nên tiến hành khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, nên khám nha khoa trước khi mang thai để tránh trường hợp những chiếc răng sâu dễ bị viêm nhiễm hơn và sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn và thai nhi trong suốt thai kì.

3. Tiêm phòng trước khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu khá yếu, rất dễ mắc phải một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi như: cảm cúm, thủy đậu, sốt,…. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu hầu như không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa bệnh vì các thành phần của thuốc sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Do đó, bạn cần tiêm phòng trước khi mang thai để phòng tránh một số di tật, bệnh lý có thể ngăn ngừa được việc truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai như dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng của nhiễm Rubella, viêm gan siêu vi, thủy đậu, ho gà, việm gan B,… Tầy giun sán cũng là việc nên làm trước khhi mang thai.

Nên chích ngừa hoặc tẩy giun ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

4. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

Khi có con, sẽ phát sinh rất nhiều chi phí trong suốt quá trình mang thai, sinh con và đặc việc là sau khi sinh. Vì vậy, bạn nên xem xét thật kĩ lại kinh phí của gia đình trước khi mang bầu. Hãy kiểm tra các loại bảo hiểm y tế, giấy tờ mà bạn được hưởng để đảm bảo quyền lợi khi sinh bé. Hãy xem mục tiêu tài chính là mục tiêu cơ bản ngay sau khi kết hôn để có được những sự chủ động cần thiết.

5. Bổ sung chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết

Trước khi mang thai, nên bổ sung chất béo và các loại vitamin tổng hợp để bé yêu có sức khỏe tốt. Các loại chất bổ sung trước khi mang thai như omega 3, protein, axit béo giúp phát triển não bộ của trẻ. Những loại vitamin tổng hợp có chứa sắt và axit folic được khuyến cáo nên uống 400 microgram axit folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có em bé, hoặc ít nhất một tháng trước khi thụ thai để giúp thai nhi tránh được những dị tật nguy hiểm và có sức khỏe tốt ngay từ trong bào thai.

Ngoài ra, sức khỏe của thai nhi có liên quan mật thiết với sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, chế độ ăn uống bảo đảm cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi chuẩn bị mang thai là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của bào thai trong tử cung.

6. Kiểm tra vấn đề cân nặng và tập thể dục trước khi mang thai

Thừa cân hay thiếu cân đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai. Không chỉ vậy, cân nặng hợp lý còn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh con diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.

Để đảm bảo điều này, ngoài chế độ ăn uống ra, còn phải chú ý rèn luyện sức khỏe như tập thể dục hàng ngày, bơi lội, khiêu vũ, đi bộ, hít thở không khí trong lành… Bắt đầu và cố gắng tập thể dục ngay từ bây giờ để có cơ thể khỏe mạnh, rất tốt cho việc mang bầu và cả sinh bé sau này.

7. Từ bỏ các thói quen xấu và hình thành môi trường tốt cho thai nhi

Nếu vợ chông bạn là tín đồ của các loại caffeine thì nên từ bỏ ngay vì nó là tác nhân làm suy giảm đến 50% khả năng có con ở đàn ông. Thuốc lá là nguyên nhân gây sảy thai, thai phát triển chậm hay chảy máu nhau thai.

Tránh xa các nguồn nhiệt có hại, các chất phóng xạ, hóa chất, các loại quần bó, ôm sát để làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tránh xa bệnh nhiễm trùng trước khi mang thai. Không nên dùng các loại sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống… tiềm ẩn vi khuẩn nguy hiểm gây ra listeriosis, một căn bệnh truyền qua thực phẩm dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.

Hạn chế lượng chất béo hòa tan và thủy ngân đưa vào cơ thể trong khi mang thai. Tránh xa các thực phẩm gây dị ứng với cơ thể vì bệnh dị ứng thức ăn có thể phá vỡ quá trình hấp thu dinh dưỡng cần thiết.

Tránh xa vật nuôi thú cưng trong nhà để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng có trong lông động vật xâm nhập vào cơ thể qua quá trình tiếp xúc sẽ gây ra một số bệnh như viêm cơ tim, bệnh viêm phổi kẽ, viêm võng mạc mạch vành…

8 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai 8

Hình thành các thói quen tốt để sẵn sàng đón nhận bé yêu của bạn (Ảnh minh họa).

Tuyệt đối không nhuộm tóc trong quá trình mang thai vì các thành phần hóa học trong thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn. Vợ chồng thể hiện tình yêu thương với nhau để tạo không khí vui vẻ trong gia đình.

8. Dừng lại các biện pháp tránh thai và tính ngày rụng trứng

Bạn thấy mình đã sẵn sàng để mang thai, nếu bạn đang sử dụng các biện pháp tránh thai hãy dừng ngay lại, có thể sẽ mất vài tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường.

Căn cứ vào ngày rụng trứng để chủ động quan hệ tạo hiệu quả cho việc thụ thai. Trước ngày rụng trứng, nên hạn chế quan hệ để đảm bảo chất lượng cho cả trứng và tinh trùng. Có thể tự canh trứng bằng dùng que thử rụng trứng và kiểm tra dịch nhầy âm đạo để xác định việc có thai hay chưa.

Cần chuẩn bị trước khi mang thai cả về sức khỏe, tinh thần, tình hình tài chính và các yếu tố khác để có một thai kì ăn toàn, khỏe mạnh.

Tags:

Bài viết liên quan