Mẹ&Con – Các nhà tâm lí học và phân tâm học đã chứng minh rằng tâm lý mẹ bầu khi mang thai sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân và trí tuệ của trẻ. 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai 6 cách “vượt stress” khi mang thai Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai

Y học đã chứng minh, tâm lý mẹ bầu không ổn định trong thời thời gian mang thai không những tăng nguy cơ sinh non, sảy thai mà còn là nguồn gốc của những rối loạn tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ.

Ảnh hưởng của tâm lí mẹ bầu đến thai nhi trong bụng mẹ

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ:

+ Nếu mẹ bầu được chuẩn bị tốt về mặc tâm lý trước khi mang thai, muốn có thai và đậu thai. Việc mang thai làm mẹ bầu cảm thấy vui mừng thì lúc này mệt mỏi, căng thẳng, ốm nghén, nôn ói… không còn là vấn đề lớn đối với mẹ bầu, điều này sẽ trở thành động lực để giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn.

+ Nếu mẹ bầu vì quá mong có thai dẫn đến sợ sảy thai hay những mẹ mang thai ngoài ý muốn sẽ làm mẹ bầu căn thẳng, dẫn đến xung đột tâm lý thì những biểu hiện mang thai như ốm nghén, nôn ói sẽ nặng nề hơn.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn ổn định tâm lí và cảm nhận sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ. Mối quan tâm sẽ tập trung vào thai nhi. Cảm thấy mong ngóng về những hình như đầu tiên của con cũng như những lo lắng khi làm mẹ. Đây chính là giai đoạn hình thành tâm lí và tình cảm của mẹ và bé sau này.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn chuẩn bị sinh nở khiến mẹ bầu thường cảm thấy tổn thương và khó kiểm soát hành vi cơ thể dẫn tới dễ nhạy cảm. Ở giai đoạn này, tâm lý mẹ bầu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời.

+ Nếu mẹ bầu hay lo lắng, buồn phiền, căng thẳng thì con sinh ra sẽ dễ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập sau này.

Tâm lý mẹ bầu rất quan trọng với sức khỏe tinh thần của trẻ 6

Tâm lí căng thẳng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và tính cách của thai nhi sau này (Ảnh minh họa).

+ Nếu mẹ bầu có tinh thần lý tưởng, lạc quan, bình thản và thoải mái thì lúc sinh nở sẽ thuận lợi và đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh.

Tác động của tâm lý mẹ bầu đến thai nhi như thế nào?

Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ: Mẹ bầu có tâm lý lo lắng, bồn chồn, suy sụp tinh thần trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung cũng như tư duy của trẻ sau này. Ngoài ra, tâm lí này còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến cho thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là trí não.

Tăng nguy cơ tăng động ở trẻ: Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine,đây là hai loại hoóc-môn này đi qua nhau thai sẽ làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng tính kích động, bồn chồn và giảm tập trung, dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ.

Tăng nguy cơ rối loạn tâm lý ở trẻ: Ở tuần thai thứ 32, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý thì trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần so với những đứa trẻ có mẹ bầu có tâm lý bình thường khác.

Tự kỉ: Nếu lúc mang thai mẹ bầu bị trầm cảm, các hocmon tâm lý của mẹ bầu tác động vào hệ thống nội tiết của con từ đó làm thiếu hụt một số hocmon dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao nếu như tình trạng tâm lý của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối của thai kỳ.

Tâm lý mẹ bầu rất quan trọng với sức khỏe tinh thần của trẻ 7

Tâm lý mẹ bầu căng thẳng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ (Ảnh minh họa).

Trẻ phát triển ngôn ngữ chậm: Theo các nhà khoa học, tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em có mối liên quan với người mẹ khi mang thai. Theo ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm lý trong thời kỳ mang thai và lơ là chế độ dinh dưỡng nên thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

Hình thành các tính cách không như mong muốn ở trẻ: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tâm lý mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành tính cách của trẻ sau khi sinh. Những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con rất dễ nổi giận. Mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, mẹ bầu lạnh lùng thì tích cách trẻ cũng lãnh đạm hơn…

Làm thế nào để bé sinh ra luôn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần?

Trong thời gian mang thai, tâm lý mẹ bầu nên ở trạng thái thoải mái, dễ chịu. Tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hãy tận hưởng thời gian mang thai để cảm nhận sự lớn lên của bé và giúp hình thành sợ dây liên kết của mẹ và bé sau này them gắn bó.

Tránh xa các lo lắng, mệt mỏi và áp lực cuộc sống. Giảm thiểu tâm trạng mệt mỏi, bất lực và bi quan để con sinh ra có tâm lí và tâm trạng ổn định hơn.

Tâm lý mẹ bầu rất quan trọng với sức khỏe tinh thần của trẻ 8

Mẹ bầu nên giữ cho tâm trạng được thoải mái để thai nhi sinh ra phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ (Ảnh minh họa).

Dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe và trò chuyện với thai nhi để cảm thấy lạc quan và tích cực khi sinh ra một thiên thần nhỏ.

Dành thời gian cho những thú vui nhỏ như đọc sách, nghe nhạc, tỉa cây… để tinh thần thư thái, an vui.

Vận động nhẹ để cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, nặng nề khi mang thai

Tags:

Bài viết liên quan