Nhiều người nghĩ rằng vai trò của người cha là rất quan trọng trong việc uốn nắn một cậu con trai thành người, nhưng lại không hiểu hết những ảnh hưởng của họ đối với con gái. Các nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy, ba thương con gái hơn. Người cha có ảnh hưởng đến con cái lớn hơn trong việc định hình hành vi.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, những cô con gái thân thiết với cha mình sẽ có các mối quan hệ cá nhân lành mạnh, hành vi tốt hơn, lòng tự trọng, tự lập hơn và khả năng ra quyết định tốt hơn. 10 lý do ba thương con gái là:
Ba là người đàn ông con gái gặp đầu tiên trong cuộc đời
Không ai khác, ba là người đàn ông con gái gặp đầu tiên. Khái niệm về người khác giới được đúc kết thành hiện thực là người cha bằng xương bằng thịt. Một người cha yêu thương sẽ truyền cho con gái cái nhìn tích cực về đàn ông.
Từ đó con gái cảm thấy tự tin với tình yêu, tin tưởng và đạt được sự cam kết với những mối quan hệ nghiêm túc. Người cha cũng ấy góp phần vào việc xây dựng sức khỏe tinh thần, tình cảm, thể chất của con gái và vì sự gắn bó này ba thương con gái nhiều hơn.
Xem thêm: 6 sai lầm khiến mối quan hệ tan vỡ
Ba thương con gái và luôn là “người bảo vệ”
Bản năng của con người là bảo vệ. Nam giới nói chung có nhiều ưu điểm về sức mạnh thể chất. Vì vậy vai trò của họ là bảo vệ và chăm sóc.
Vậy tại sao con gái lại gắn bó với cha hơn? Một người cha xem vợ và con gái là những người cần được bảo vệ. Đây cũng là lý do tại sao các ông bố thường được xem là người hay phán xét và e ngại về những chàng trai mà con gái họ hẹn hò. Họ biết đàn ông nghĩ gì và nhận diện người xấu một cách hiệu quả.
Bởi con gái tình cảm hơn
Con trai thường được dạy kiểm soát cảm xúc nhiều hơn. Điều này khiến họ luôn phải kìm nén. Ngược lại, con gái có xu hướng biểu cảm nhiều hơn con trai. Con gái luôn mong muốn được thể hiện tình cảm bằng những cử chỉ yêu thương, biểu cảm đơn giản và hiệu quả nhất là nụ cười.
Có thể bạn chưa biết: Nụ cười là liều thuốc kỳ diệu cho sức khỏe
Đối với một người cha làm việc cả ngày, trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, nụ cười của con gái với ánh mắt lấp lánh ánh khiến mọi sự thất vọng và vất vả đều đáng giá. Hầu hết các ông bố coi con gái là người chăm sóc mình khi về già, trong khi cho rằng con trai sẽ từ bỏ họ sau khi cưới vợ.
Ba thương con gái vì con gái cần được quan tâm hơn
Mặc dù một thực tế được thừa nhận rộng rãi rằng người cha đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành tính cách của con trai, nhưng ảnh hưởng của họ đối với con gái vẫn chưa được hiểu rõ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người cha là người nghiêm khắc hơn trong việc nuôi dạy con trai, dẫn đến việc đứa trẻ xác định cha mình chủ yếu như một hình mẫu và người định hình hành vi, chứ không phải là người có mối liên hệ cảm xúc. Ngược lại, các cô con gái được hưởng sự khoan dung của cha nhiều hơn.
Không chỉ đơn thuần là sự đối xử khác biệt, sự khoan hồng này có thể được quy cho các chuẩn mực xã hội, nơi một cô gái được thấm nhuần tình cảm và sự tế nhị. Do đó, quan niệm chung cho rằng, nghĩa vụ của một người cha là làm cho con trai trở nên cứng rắn, Nhưng ba thương con gái vì nghĩ rằng con mong manh và cần được bảo vệ nên luôn quan tâm, tình cảm hơn với con gái.
Con gái có lòng trắc ẩn hơn
Sức mạnh tình cảm thường được coi là của phụ nữ và sức mạnh thể chất là của đàn ông. Phụ nữ có thể dễ bị tổn thương bởi những trải nghiệm tình cảm hơn nam giới, nhưng họ có thể vượt qua nó trong khoảng thời gian ngắn hơn. Bởi phụ nữ thường phản ứng nhanh hơn về mặt cảm xúc.
Họ có khả năng lắng nghe và chia sẻ nỗi đau của người khác một cách hiệu quả. Con gái cũng thể hiện điều đó với cha của mình. Đứng trước sự quan tâm của con gái, các ông bố thường cởi mở hơn về khó khăn của họ. Bởi con gái ít phán xét hơn các anh em trai của mình.
Điều này một lần nữa quay trở lại lý thuyết nuôi dạy khác biệt đã đề cập trước đó, các bé trai dạy phải trở nên cứng rắn và các bé gái phải dịu dàng hơn. Do đó ba thương con gái, gắn bó hơn với con gái khi cô bé bước qua những năm tháng tuổi teen và trưởng thành.
Sự đối lập luôn thu hút
Kết quả thống kê từ một trang web chuyên nuôi dạy con cái cho thấy, các bà mẹ thừa nhận đối xử khác biệt giữa con trai và con gái, mặc dù thừa nhận điều đó là sai. Hơn nữa, 55% các bà mẹ cho rằng họ dễ dàng gắn bó với con trai hơn là con gái.
Xu hướng này cũng tương tự với các ông bố. Mặc dù các ông bố thường khao khát có con trai để trải nghiệm nuôi dạy con trai theo phiên bản của mình, nhưng sở thích này sẽ thay đổi khi con gái chào đời. Khi một cô con gái được sinh ra trong gia đình, sự chú ý của người cha hướng về phía đó, khiến cô ấy trở thành trung tâm vũ trụ của họ.
Những ông bố đã từng có kinh nghiệm nuôi dạy cả con gái và con trai cho rằng nuôi con gái mang lại cảm giác viên mãn hơn.
Con gái thường ngoan ngoãn hơn
Các người cha tin rằng, con gái có kỷ luật và ngoan ngoãn hơn con trai. Thông thường, giữa cha và con gái ít có xích mích hơn. Chủ yếu là vì con gái coi cha là người đàn ông tốt nhất, tự mình thấm nhuần mọi quan điểm và ý kiến của người cha luôn đúng.
Chưa kể, các nền văn hóa và xã hội khác nhau áp đặt cho con gái là phải tế nhị và quý phái. Điều này giúp con gái trở nên ngoan ngoãn hơn. Người cha giống như một tấm kính mà con gái nhìn ra thế giới bên ngoài. Tất cả những gì con gái nhìn thấy đều nhuốm màu những gì cô học được từ cha ở thời thơ ấu.
Sự phản chiếu này là một động lực thúc đẩy bản ngã của cha, khiến cha bị thu hút bởi cô gái nhỏ nhiều hơn. Đồng thời cũng khiến các ông bố tự nhiên nghiêng về con gái và thể hiện tình cảm nhiều hơn.
Ba thương con gái vì yếu tố tuổi tác
Tuổi tác ảnh hưởng đến cách con gái gắn bó với cha mẹ. Các cô gái ở độ tuổi khác nhau có mối quan hệ khác nhau với cha mẹ. Trong khi con trai có thể có mối quan hệ ổn định với cha mẹ trong suốt cuộc đời, mối quan hệ của con gái có xu hướng tiếp tục thay đổi và phát triển, thiên vị người này hoặc người kia nhiều hơn.
Ban đầu, bé gái gắn bó với mẹ vì mẹ là người chăm sóc chính nên thân thiết hơn với mẹ. Nhưng khi lớn hơn, bé gái bắt đầu xác định cha mình là người yêu thương mình nhiều hơn. Cô bé dần phát triển những mong muốn mới được người cha ưu ái hơn. Khi đến tuổi dậy thì, cô tạm thời xa bố và tìm mẹ hướng dẫn cô vượt qua giai đoạn thay đổi này.
Một khi cô đã thích nghi tốt với sự thay đổi, mối quan hệ với người cha một lần nữa được hàn gắn lại. Con gái thường tìm kiếm lời khuyên của người cha về các quyết định, mối quan hệ và cuộc sống nói chung.
Con gái luôn là cô gái bé nhỏ của cha
Các ông bố thường dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của con gái hơn là với con trai. Họ cũng bị tổn thương nhiều hơn khi con gái không quan tâm.
Đối với một người cha, ngay cả khi con gái đã trưởng thành, kết hôn và sẵn sàng bắt đầu một gia đình mới, con gái vẫn luôn là cô gái bé nhỏ. Khi buồn, con gái sẽ tìm đến bờ vai của cha để khóc. Một cái ôm của cha sẽ giúp cô ấy rửa sạch nước mắt trong giây lát. Và đến lúc anh phải buông con gái ra, đó là điều đau lòng nhất của người làm cha.
Không có sự cạnh tranh giữa cha và con gái
Trong cuộc thăm dò, các bà mẹ mô tả con trai của họ bằng những tính từ như “vui nhộn”, “năng động”, “yêu thương”, trong khi con gái được mô tả là “đỏng đảnh”, “nhút nhát” và “ưa tranh luận”.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã gợi ý rằng, giữa con gái và người mẹ có một sự canh tranh nhất định. Giữa mẹ và con gái có sự xung đột về bản ngã. Vì vậy, con gái chọn cách bắt chước cách ăn mặc của mẹ, tính cách, thậm chí cả cách suy nghĩ của mẹ để xuất hiện tốt hơn trong mắt mình và người khác.
Nhưng đó là một phản ứng hoàn toàn trái ngược với người cha. Khác với sự cạnh tranh, người cha có xu hướng tác động đến cảm xúc của con gái. Điều này giúp hình thành tính cách và khả năng ra quyết định của chúng khi lớn lên. Bố sẽ làm cho cô ấy cảm thấy xinh đẹp và đặc biệt. Và đây là lý do tại sao họ chia sẻ một mối quan hệ bền chặt hơn, ba thương con gái nhiều hơn.
Vậy là những thắc mắc của bạn cho việc ba thương con gái đã được giải đáp. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà Tạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ đến bạn trong thời gian tới. Đừng quên theo dõi, bạn nhé!