Phong thủy cầu thang là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng như nhà ở. Nhằm tránh các tai họa không mong muốn và rước thêm nhiều tài lộc, may mắn cho ngôi nhà thì gia chủ cần phải nắm rõ các nguyên tắc cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc thiết kế phong thủy cầu thang
Để xây dựng cầu thang hài hòa với nội thất không gian ngôi nhà và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình, thu hút tài lộc, may mắn thì gia chủ nên nắm rõ các nguyên tắc khi thiết kế và xây dựng phong thủy cầu thang dưới đây.
Tránh sử dụng cầu thang hình xoắn quanh cột
Xét về kiến trúc, cầu thang hình xoắn quanh cột là lối kiến trúc độc đáo và phong cách. Tuy nhiên, trong phong thủy thì kiểu dáng này sẽ vô tình tạo nên luồng khí xoắn quanh cây cột, dương khí bị xoắn lại sẽ tác động không tốt đến gia chủ, nhất là nam giới. Đặc biệt, cầu thang xoắn đặt gần khu vực phòng ngủ, phòng làm việc của gia chủ còn mang đến những sự xui xẻo, ảnh hưởng trực tiếp đến gia chủ càng cao.
Tránh đặt cầu thang giữa nhà
Bạn có biết, trong phong thủy cầu thang thì đặt cầu thang giữa nhà là điều cực kỳ cấm kỵ. Phong thủy sẽ được chia thành 9 cung và phần giữa nhà là trung cung và trung cung thuộc hành Thổ khắc với cầu thang hành Mộc. Nếu gia đình bạn không muốn bị xui xẻo, mọi chuyện tương khắc thì nhất định phải lưu ý vấn đề này.
Không nên xây cầu thang hở bậc
Cầu thang hở bậc không chỉ tạo nên cảm giác lạc lõng khi lên xuống mà còn gây nên tình trạng không thoát khí rất không tốt. Tốt nhất, bạn nên xử lý kiên cố và che chắn cầu thang cẩn thận.
Không nên xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Hiện nay, không ít gia đình lựa chọn xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích không gian. Tuy nhiên, đây là một điều cực kỳ sai lầm khi nó ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm vượng khí vào trong nhà. Việc tránh xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay dưới chân cầu thang sẽ giúp thu hút vượng khí và tránh các luồng khí uế tạp vào nhà.
Tránh đặt cầu thang trước mặt tiền nhà
Theo phong thủy, cầu thang đặt trước mặt tiền nhà sẽ khiến cho gia chủ sớm bị hao tán tiền tài, lộc lá bị tuôn chảy hết theo hướng cầu thang. Tốt nhất, bạn nên tránh bố trí cầu thang tại vị trí này để tránh trường hợp “tiền vào cửa trước, tiền ra cửa sau”.
Bên cạnh đó, cửa chính còn được gọi là “miệng khí” bởi vì ngôi nhà hấp thụ nhiều khí cần thiết từ cửa chính. Đặt cửa chính đối diện cầu thang, trường khí sẽ có dấu hiệu bị rối loạn khi năng lượng phong thủy bị tác động một cách đột ngột lên các tầng cao và thấp hơn.
Không đặt cầu thang đi từ phía sau nhà lên
Khí trong nhà luôn đi từ ngoài vào và thoát ở phía sau. Nếu cầu thang đặt tại vị trí từ phía sau nhà lên sẽ khiến cho các tầng trên cùng bị suy khí. Lâu dài sẽ khiến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng rõ rệt.
Không xây cầu thang ở các khu vực bát quái
Trong phong thủy, hướng Đông đại diện cho sức khỏe, hướng Đông Nam đại diện tài lộc, hướng Tây Nam đại diện tình duyên. Nếu có ý định thiết kế cầu thang theo các vị trí trên, gia chủ nên nắm rõ cách gắn kết năng lượng của cầu thang, tránh các sự cố không mong muốn hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách thiết kế phong thủy cầu thang
Để mang đến nguồn năng lượng tốt và vượng khí vào nhà thì gia chủ nên thiết kế phong thủy cầu thang đúng cách và đảm bảo các yếu tố dưới đây.
- Đặt cầu thang tại vị trí thoáng khí, nguồn sinh khí dồi dào sẽ giúp gia chủ đón thêm nhiều điều may mắn và hanh thông hơn.
- Phong thủy cầu thang phải phù hợp với hướng của gia chủ, không tự ý xây theo sở thích của bản thân.
- Nhằm lưu chuyển đều đặn luồng khí tốt thì gia chủ nên sử dụng cầu thang dáng cong.
- Không nên xây cầu thang giữa các tầng quá dài bởi vì sẽ tạo cảm giác yếu, không chắc chắn trong khi lên xuống.
- Chú trọng việc bố trí cầu thang theo cung: Âm quý nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào hoa, Dương quý nhân,… Tuyệt đối tránh các cung: Thiên hình, Đại sát,…
Lưu ý trong phong thủy cầu thang
Nắm rõ các lưu ý khi thiết kế phong thủy cầu thang là điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua, cụ thể chi tiết như sau:
- Chiều rộng cầu thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng, cầu thang thường có chiều rộng từ 0.8-1-2m hoặc 1.5m.
- Độ dốc của cầu thang: Phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà và được xác định theo tỷ lệ chiều cao và chiều rộng cầu thang. Công thức tính độ dốc được xác định như sau: 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, chiều cao cầu thang dao động trong khoảng 150 – 180mm, chiều rộng từ 250 – 300mm.
- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của thân cầu thang phải nên nhỏ hơn hoặc bằng với chiều rộng của chiếu nghỉ, đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình di chuyển.
- Chiều cao lan can: Vấn đề này không phụ thuộc vào độ dốc hoặc chiều rộng của cầu thang, chiều cao lan can được tính từ sàn là 900mm và không được thấp hơn con số này.
- Lựa chọn chất liệu phù hợp: Bạn nên ưu tiên chọn cầu thang được làm từ các chất liệu vững chắc, có độ bền cao theo thời gian. Hiện nay, người ta thường sử dụng các chất liệu sau:
- Chất liệu gỗ phù hợp với cầu thang lên gác xép, tầng lửng…
- Chất liệu gạch và đúc bê tông kiên cố, các bậc cầu thang được ốp gỗ hoặc gạch men, lan can được làm từ gỗ hoặc kim loại.
Thiết kế cầu thang trong nhà ngoài lưu ý vấn đề an toàn, bạn cũng nên quan tâm đến phong thủy cầu thang. Hy vọng với các chia sẻ chi tiết trong bài viết này của Tạp chí Mẹ và Con, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và lựa chọn được mẫu cầu thang thích hợp cho ngôi nhà của mình.