Làm nhiều việc cùng một lúc hay còn gọi là đa nhiệm dường như là giải pháp hoàn hảo, giúp ta hoàn thành nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian giới hạn. Thế nhưng làm nhiều cùng một lúc có đem lại kết quả chất lượng? Nhiều người sau khi áp dụng giải pháp này vào lịch trình bận rộn đã thành công, và còn cảm thấy như đó là một loại kĩ năng đặc biệt.
Thế nhưng, phương pháp này không thần thánh như bạn nghĩ. Bởi vì nếu ví thời gian giống như một chiếc bánh, và ta có thể cắt nó thành nhiều miếng tùy thích, thì kết quả cuối cùng ta đã mất đi một chiếc bánh nguyên vẹn.
4 tác hại của làm nhiều việc cùng một lúc
1. Đa nhiệm gây hại cho bộ não và khiến thần kinh căng thẳng
Bạn đã bao giờ viết các bài đăng trên blog của mình trong khi xem TV chưa? Hay bạn đang ngồi trong một cuộc gọi hội nghị và liên tục dùng điện thoại để nhắn tin? Đó là những lúc bạn đang yêu cầu bộ não phân chia sự chú ý của nó vào hai vấn đề tách biệt và bộ não hoàn toàn không thể làm điều đó. Bộ não của chúng ta không có khả năng tập trung vào nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, nó chỉ có khả năng “nhảy’ qua lại giữa các nhiệm vụ, và tập trung vào từng nhiệm vụ một.
Gián đoạn liên tục trong quá trình đa nhiệm mang đến mức độ căng thẳng cao hơn. Đó là quá tải về nhận thức, và nó làm mờ não và thời gian phản ứng của chúng ta. Theo một nghiên cứu tại Đại học Sussex, làm việc đa nhiệm liên tục thực sự gây hại cho não của bạn. Họ phát hiện ra rằng, những người thường xuyên làm việc đa nhiệm có mật độ não thấp hơn ở vùng não chịu trách nhiệm về sự kiểm soát nhận thức và kiểm soát cảm xúc.
2. Đa nhiệm khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đa nhiệm làm giảm 40% năng suất của bạn.
Nếu bạn tin rằng đa nhiệm giúp bạn làm việc siêu hiệu quả thì bạn đã nhầm to. Nó chỉ có nghĩa là bạn quay lại “review” công việc rất nhiều lần lại rất nhiều, bởi vì mỗi khi bạn chuyển đổi nhiệm vụ, bạn phải lặp lại kiểm tra lại tiến độ công việc kia, và điểm mà bạn đã dừng để tiếp tục thực hiện. Thế nên hãy nghĩ lại xem đã bao nhiêu lần bạn phải đọc lại các bản nháp bài đăng trên blog của mình vì bạn không thể nhớ mình đã viết gì kể từ lần thử cuối cùng? Đã bao nhiêu lần bạn đã phải xem lại bản thiết kế và nơi lưu trữ hình ảnh trước khi bắt tay vào chỉnh sửa lại?…
Và đó cũng là nguyên nhân chính làm cho hiệu suất lao động giảm. Việc ngồi mày mò lại những gì đã làm được phần nào khiến cho cảm xúc của bạn bị “kéo xuống” và làm gián đoạn tiến trình làm việc. Nếu bạn là một người đa nhiệm không chuyên con số 40% có thể còn ít so với phần trăm chất lượng bị giảm thực tế.
3. Đa nhiệm làm cho bạn kém thông minh hơn
Điều đó nghe có vẻ chói tai, nhưng việc đa nhiệm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục học tập của bạn, làm mới bản thân, và thậm chí có thể khiến bạn mất cơ hội.
Một nghiên cứu của Đại học London cho thấy, khi cố gắng thực hiện các nhiệm vụ đã quen thuộc với nhận thức. Bởi mấu chốt là những gì quen thuộc thì bạn mới có khả năng làm nhanh và tối ưu hóa. Do đó, nó tạo ra tâm lý sợ tiếp thu hoặc làm cái mới, vì chúng ta sẽ mất đi khả năng “khống chế” công việc với số lượng thời gian ít khi không quen với nó.
Nói cách khác, tất cả những thao tác đa nhiệm đó đang làm giảm trí thông minh của bạn. Nó khiến bạn mất khả năng nhận biết và phân biệt điều gì là quan trọng và điều gì không. Ngoài ra, nó còn đẩy bạn ra xa sự thật rằng bạn không hề giỏi đa nhiệm như bạn vẫn nghĩ là mình có năng lực siêu phàm.
4. Đa nhiệm khiến bạn hình thành tính gian lận
Với mục tiêu làm nhanh nhiều việc, bạn sẽ phải kiếm nhiều cách khác nhau để hoàn thành chúng trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy mà không loại trừ các chiêu trò gian lận để đạt được mục đích cuối cùng.
Tóm lại khi bạn thấy những người có khả năng đa nhiệm, thì điều đó không có nghĩa là họ có một bộ não siêu phàm để “phân thân” và đảm đương nhiều thứ cùng một lúc. Thực tế là họ chỉ đổi nhanh chóng từ việc này sang việc khác trong môt quỹ thời gian dài 3 hay 5 tiếng. Làm sao mà họ có thể thay đổi nhanh chóng như vậy có thể nói là do quá trình tập luyện trong một thời gian dài. Nếu làm việc A khi bạn còn bỡ ngỡ bạn có thể mất rất lâu để hoàn thành xong, thế nhưng 1 tháng sau bạn đã thích nghi và rút ngắn thời gian làm việc A lại, vậy là bạn lại có quỹ thời gian dư dã để chuyển sang làm một công việc khác. Chia nhỏ các công việc của mình và cố tập trung giải quyết từng mục một bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt từ giải pháp này, khi đó đầu óc trở nên tỉnh táo hơn, năng suất cao hơn.