Lượng khí thải ngày một nhiều hơn, cây xanh ở các khu đô thị ít đi, phương tiện giao thông gia tăng,… là những nguyên nhân dẫn đến bụi mịn mà chúng ta hít phải mỗi ngày. Do đó, việc bỏ túi các bí quyết giảm bụi nhà ở sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước bối cảnh ô nhiễm không khí như hiện nay.
Bụi mịn nguy hiểm như thế nào?
Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC, mật độ bụi mịn trong không khí tăng lên sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư phổi.
Bụi mịn thường rất bé nên có thể len lỏi vào trong túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của chúng ta. Khi bụi tích tụ lâu ngày thì có thể dẫn đến các bệnh hô hấp, giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ sinh sản của con người.
Thậm chí, bụi mịn còn có thể làm máu khó đông, nhiễm độc máu, suy nhược hệ thần kinh,…và dẫn đến tử vong. Trong thai kỳ, nếu mẹ ở nhà nhưng không thực hiện giảm bụi nhà ở, thai nhi có nguy cơ đột biến gen, khi sinh ra dễ bị chậm phát triển, thiếu cân, tự kỷ,…
Xem thêm: Bụi mịn PM2.5 và PM10 nguy hiểm thế nào?
8 Cách giảm bụi nhà ở hiệu quả
Quét và lau nhà thường xuyên
Để giảm bụi nhà ở, một cách đơn giản và là yếu tố bắt buộc bạn phải làm mỗi ngày chính là quét và lau nhà. Quét nhà giúp giảm bụi một mức tương đối. Vì thế, bạn cần phải lau nhà để không gian tổ ấm sạch bụi hơn.
Sử dụng máy hút bụi
Nhìn chung, việc quét và lau nhà giúp giảm bụi nhà ở khoảng 50%. Vẫn có những lớp bụi ở trong nhà sau khi bạn lau quét nhà, đặc biệt là bụi ở những vị trí khó vệ sinh như thảm, phía dưới kệ tủ, bàn ghế, các kẽ nhỏ,…
Do đó, song song với việc quét nhà và lau nhà, bạn cũng nên sử dụng thêm máy hút bụi 2-3 lần/tuần.
Trám các vết nứt trong nhà
Khi bụi từ bên ngoài bay vào nhà sẽ bám lại trên đồ nội thất và trong các kẽ gạch, các vết nứt. Vì vậy, bạn nên dùng keo trám hết các vết nứt này, đặc biệt là vết nứt ở quanh cửa chính, cửa sổ, gạch, lỗ thông gió,….
Giặt giũ chăn mền, rèm cửa, đệm thảm thường xuyên
Chăn, mền, gối, rèm cửa,… là những vật dụng chúng ta sử dụng mỗi ngày. Chúng thường tích rất nhiều bụi nhưng chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Bạn có thể đầu tư máy hút bụi riêng dành cho các món đồ này cũng như chú ý việc vệ sinh, giặt giũ thường xuyên hơn nhằm giảm bụi nhà ở.
Với gối, ga giường, nên giặt 1 tuần 1 lần. Với chăn, nên giặt sau 2-3 tuần còn với đệm, nên vệ sinh sau 3-4 tuần.
Lắp đặt máy lọc không khí
Máy lọc không khí giúp lọc được bụi kích thước siêu nhỏ, khói, nấm mốc,… lơ lửng trong không khí, từ đó giúp không khí trong nhà của bạn trong lành hơn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư một chiếc máy lọc giảm bụi nhà ở cho gia đình của mình.
Và cần lưu ý rằng, máy lọc không khí hay máy điều hòa đều có một bộ phận để lọc không khí. Bụi mịn và các yếu tố ô nhiễm không khí sẽ tích tụ lại trong bộ lọc nên hãy chú ý thay bộ lọc thường xuyên nhé!
Lau bụi bằng khăn vải sợi nhỏ
Một bí quyết giảm bụi nhà ở siêu đơn giản mà bạn có thể áp dụng chính là tận dụng những chiếc khăn microfiber hay còn gọi là khăn vải sợi nhỏ. Loại khăn này có thể bắt bụi tốt hơn so với các loại khăn lau bụi được làm bằng chất liệu khác (thun, lụa,…).
Với bề mặt các vật dụng trong nhà như bàn làm việc, nóc lò sưởi, bàn đặt sát tường,… thì việc sử dụng khăn sợi vải để lau sẽ giúp tăng hiệu quả làm sạch bụi. Bạn có thể lau bằng khăn ướt trước rồi sau đó lau lại bằng khăn khô mềm. Và đừng quên giặt sạch, phơi khô khăn mỗi khi sử dụng xong bạn nhé.
Vệ sinh đồ vật lâu ngày không sử dụng, bỏ đi những đồ không cần thiết
Các món đồ lâu ngày không sử dụng chính là “ổ vi khuẩn” và nơi tích tụ bụi bẩn. Muốn giảm bụi nhà ở? Bạn có thể bắt đầu bằng việc vệ sinh toàn bộ những món đồ vật này. Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc xem món đồ nào không còn xài đến nữa, có thể bỏ đi hay không để vừa hạn chế nhà ở thêm bụi vừa giúp không gian nhà thêm rộng rãi.
Trồng thêm cây xanh
Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2í, giảm bụi nhà ở và trả lại không khí trong lành cho không gian nhà của bạn. Bạn có thể ưu tiên các loại cây với công dụng lọc không khí như: cây dương xỉ, cây lan ý, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây tuyết tùng, cây dây nhện, cây thường xuân, cây cọ cảnh,…
Yêu cầu mọi người cởi giày dép bẩn và để ngoài cửa
Giày dép đi ngoài đường thường bám rất nhiều bụi bẩn. Vì thế, bạn có thể đặt tủ hoặc kệ đựng giày ngoài cửa thay vì mang giày dép vào trong nhà.
Giảm bụi nhà ở có thể giúp bạn ngăn ngừa một số vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề hô hấp. Tuy nhiên, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh bạn nhé!