Mẹ&Con - Mùa đông thời tiết khắc nguyệt là thời điểm bé thường bị các bệnh về đường hô hấp và cảm lạnh, để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh trong những ngày mùa đông các mẹ phải ghi nhớ những điều dưới đây. Dinh dưỡng cho con theo độ tuổi 8 cách chăm sóc thận cho trẻ Tránh cận cho con

1. Giữ ấm cho bé

6 bước bảo vệ sức khỏe cho bé mùa đông 5Nên mặc ấm cho trẻ vào những ngày mùa đông

Trẻ nhỏ do sức đề kháng chưa cao nên dễ bị cảm cúm và ốm vặt khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt là những ngày mùa đông, thời tiết khắc nghiệt trẻ dễ bị các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm. Vì thế mẹ cần giữ ấm cho bé bằng cách cho bé mặc đủ ấm, đeo bao tay, bao chân, quàng khăn để giữ ấm cổ cho bé. Với trẻ nhỏ khi cho bé đi ngủ, mẹ nên cho bé đeo tất chân, loại tất da mỏng để giữ ấm chân cho bé. Vì lòng bàn chân được ví là “lá gan thứ hai” của con người sau phổi. Ngoài ra khi cho bé ra ngoài, mẹ nên dùng khăn voan để trùm đầu, đeo khẩu trang cho bé để tránh gió. Cho bé đội mũ len, đi giày, và tất để giữ ấm.

Lưu ý: Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn từ 1-2 độ C vì thế dù trời lạnh nhưng khi ngủ các bé vẫn có thể ra mồ hôi. Khi cho bé đi ngủ, mẹ không được cho bé mặc quần áo quá dày, đắp chăn quá kín. Mà nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi cao. Bên cạnh đó, khi ngủ mẹ nhớ thường xuyên kiểm tra lưng, cổ, bẹn của bé. Dùng khăn để lau mồ hôi ở cổ và lưng cho bé, để mồ hôi không ngấm vào bên trong gây viêm họng và cảm lạnh cho bé.

2. Hạn chế cho bé đi ra ngoài

Vào những ngày mùa đông, tốt nhất mẹ nên giữ bé ở trong phòng có nhiệt độ trung bình từ 27- 29 độ C và nên hạn chế cho bé đi ra ngoài. Vì thời tiết ngoài trời nhiệt độ rất thấp mà thân nhiệt của bé chưa có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi thất thường của thời tiết. Vì thế nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột trẻ dễ bị ốm. Chưa kể đến bên ngoài trời gió lạnh, bé có thể bị trúng gió cũng rất nguy hiểm. Vì thế nếu không cần thiết mẹ cũng không nên cho bé ra ngoài.

Khi đưa bé ra ngoài mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho bé:

– Mặc ấm cho bé, đeo bao chân, bao tay, quàng khăn, đeo khẩu trang, đội mũ len, trùm khăn cho bé.

– Không cho bé đột ngột rời khỏi phòng máy lạnh ra ngoài trời. Vì thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

– Nếu di chuyển bằng xe máy nên cho bé ngồi giữa, để tránh gió.

3. Hạn chế cho bé tắm

Các bác sĩ khuyên vào những ngày thời tiết lạnh các mẹ nên hạn chế tắm cho bé. Tốt nhất chỉ nên cho bé tắm 3 lần/tuần. Các ngày còn lại mẹ chỉ nên lau người cho bé mà thôi.

6 bước bảo vệ sức khỏe cho bé mùa đông 6Nên hạn chế tắm cho bé

Khi tắm cho bé vào mùa đông mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Cho bé tắm bằng nước ấm.

– Nên tắm nhanh cho bé, không cho trẻ ngâm mình trong bồn, chậu nước quá lâu. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên tắm từng phần, rồi lau khô người giữ ấm phần trên sau đó tắm phần dưới.

– Cho bé tắm ở những nơi kín đáo, tránh gió, để trẻ không bị cảm lạnh.

– Không nên vừa cho bé tắm vừa cho bé gội đầu cùng lúc. Mà tốt nhất nên cho bé gội đầu trước đó vài tiếng sau đó mới tắm cho bé. Vì trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên nếu tắm và gội cùng lúc trẻ dễ bị cảm lạnh.

4. Bổ sung những thức phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho bé

Với những em bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn nên cho bé bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng chất lượng sữa mẹ.

Còn với những trẻ ở độ tuổi ăn dặm, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé hàng ngày những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng như: nhóm thực phẩm màu xanh (rau cải bó xôi, rau dền, rau cải và bông cải xanh); các loại hải sản giàu omega – 3 ( cá hồi, cá thu, cá mòi); thịt nạc màu đỏ (thịt bò và thịt heo…); các loại trái cây họ nhà cam quýt; quả óc chó; khoai lang; sữa chua…

5. Cho bé vận động nhiều hơn

6 bước bảo vệ sức khỏe cho bé mùa đông 7Vận động nhiều giúp bé tăng sức đề kháng

Ngoài việc cho bé ăn uống bổ dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ cũng nên cho bé thường xuyên vận động. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ có thể chơi các trò chơi vận động cùng bé như trò chơi vỗ hai tay, khuyến khích bé đạp chân, bò, lật nhiều hơn để làm ấm cơ thể. Còn với những trẻ lớn, mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi vận động thể chất nhiều. Vận động nhiều không chỉ giúp cơ thể ấm mà còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó tăng sức đề kháng cho trẻ.

6. Phòng bệnh cho bé trong mùa đông

Để phòng cho bé trong mùa đông, ngoài việc giữ ấm, cho bé ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên cho bé đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng. Bên cạnh đó, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mỗi ngày, để tránh vi khuẩn gây bệnh về hô hấp.

Ngoài ra, khi trẻ bị cảm sốt, ho hay sổ mũi, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nên hạn chế tự mua thuốc cho bé uống, vì tự cho trẻ uống thuốc nguy hiểm khôn lường.

 

Tags:

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.