Mẹ&Con - Sau khi sinh con, người phụ nữ gần như bị vắt kiệt sức lực. Thế nhưng, thay vì nhận được sự chiều chuộng của cả gia đình với những bữa ăn đầy ắp dinh dưỡng thì những gì họ nhận được là đây! 5 dấu hiệu mẹ chồng không thích bạn Bí kíp huấn luyện chồng khi sống chung bố mẹ chồng Những sai lầm khi ở cữ

Phụ nữ đi lấy chồng, hiếm người nào sung sướng như khi còn được ở nhà mẹ đẻ. Lập gia đình, mang bầu rồi sinh đẻ gần như rút kiệt sức lực của người phụ nữ. Ấy vậy mà bữa cơm ở cữ của những số phận kém may mắn này không những chẳng cung cấp thêm bao nhiêu dinh dưỡng, ngược lại, nó còn khiến người ăn nuốt không nổi bởi sự buồn tủi, bất công… 

Những mâm cơm xót xa

Một “bà mẹ bỉm sữa” tên Dung trong thời gian ở cữ được bố mẹ chồng “ưu tiên” mâm cơm mà theo như lời mẹ chồng chị Dung miêu tả, là “đĩa thịt gà đầy” phần con dâu. Đăng tải mâm cơm trên một diễn đàn dành riêng cho chị em phụ nữ, chị Dung khiến người đọc không khỏi xót xa: “Mâm cơm của mình các mẹ ạ. Trưa và tối mình cho con ăn sữa công thức nhưng bố mẹ chồng chẳng bao giờ đợi mình xong để cả nhà cùng ăn cả. Mình cho con ăn xong là một mâm bát đợi rửa. Cũng không có gì đáng nói cái chuyện rửa bát nhưng hôm nào thức ăn cũng chẳng còn lại là bao, có hôm còn tí nước canh. Nay mẹ chồng ăn xong lên bế bé cho mình và bảo: “Còn đĩa thịt gà đấy, xuống mà ăn đi!”.

Xót xa những mâm cơm nhà chồng để phần con dâu ở cữ 7

“Đĩa thịt gà đầy” mà mẹ chồng chị Dung nói thực chất chỉ là vẻn vẹn 3 miếng thịt “bé tí ti”, xung quanh điểm vài miếng hành phi đầy dầu mỡ. Hai chén canh cặn dồn lại chắc chưa được một muỗng. Ngoài ra, chị Dung còn cho biết thêm:

“Trần đời chưa từng thấy đĩa thịt gà nào như vậy các mẹ ạ. Ông bà nấu gì cũng mặn để ăn dè dặt. Nhà 5 người có hôm chỉ kho 2 quả trứng. Mình có mua thức ăn về nấu thì mẹ chồng cũng không động đũa. Còn nói: ‘Mua làm gì cho tốn tiền, thừa tiền đưa cho tao’. Mình ở cữ, chồng làm xa, hôm nào mẹ chồng cũng nói bóng nói gió việc phải chăm mẹ con mình. Tủi thân vô cùng.

Mình ở Hà Nội, gia đình cũng bình thường nhưng không bao giờ phải lo ăn uống, mọi thứ cũng đủ đầy. Lấy chồng về đây mình thấy vô cùng mệt mỏi, khổ từ ăn uống. Con nhỏ nhanh đói mình mua thêm bánh ăn thì mẹ chồng vứt ra bảo để đồ ăn trong nhà để kiến nó bò vào à? Rồi cất luôn bánh của mình vào tủ của bà và khóa lại. Chưa khi nào vì miếng ăn mà mình tủi nhục thế.

Tết có người mừng tuổi bé, bà không mừng mà kêu mình mừng lại họ rồi cũng cầm luôn tiền của con mình. Chồng mình đi làm vất vả được mấy đồng lại đưa cho bà. Đã vậy tiền đi chợ bà cũng đòi, đưa bà 6 triệu đồng mà bà không bỏ đồng nào ra mua thức ăn. Nhà có gì ăn đấy, có bữa chỉ mỗi khoai tây luộc của nhà trồng được chứ cũng không mua. Thời buổi này có ai còn khổ thế không các mẹ. Có phải sướng trước khổ sau không? Trước ở với bố mẹ thì như công chúa, giờ thì…”.

Không rõ người con dâu trong gia đình này phải ăn cảnh cơm thừa canh cặn trên trong vòng bao lâu, nhưng chắc chắn một điều rằng, bữa cơm đơn sơ thế này không bao giờ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bà mẹ đang trong thời kì nuôi con nhỏ. Chuyện mẹ chồng nàng dâu trách sao không trở thành vấn đề thôi nhức nhối!

Tương tự như chị Dung, chị H đang trong thời gian ở cữ sau 5 ngày mổ đẻ cũng không thể nuốt nổi miếng cơm do mẹ chồng nấu. H chia sẻ với hội “bà mẹ bỉm sữa” cho khỏa lấp nỗi uất nghẹn: “Cả đời này sẽ không bao giờ quên những ngày nằm cữ mẹ chồng đối xử như thế này với mình”.

Xót xa những mâm cơm nhà chồng để phần con dâu ở cữ 8

Chị H cũng kể thêm: “Mình đẻ đúng ngày gặt, bố mẹ chồng nấu cơm cho không ăn cũng ráng mà ăn. Cũng cơm với thịt rang vậy thôi, canh rau ngót không chín cũng cố uống tí nước. Bố chồng chửi đủ kiểu, chan cơm với nước mắt là bình thường.

Con tự chăm, tự lo, chồng đi lái xe đêm về mệt ngủ cũng 2 mẹ con chăm nhau. Ông bà đi gặt cả ngày mệt nên mình cũng không dám nhờ ngủ cùng, mẹ đẻ mình thì ở xa xuống được ngày nào hay ngày ấy”.

Nghe những lời chia sẻ của chị H, hầu hết mọi người đều tỏ ra thương xót. Ai cũng vào an ủi: “Ăn vậy thì làm sao có sữa?”, “Em mà ăn hai bữa thế này thì em ngất”, “Nhìn mà xót xa cảnh làm dâu”…

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số người khác lại cho rằng mẹ chồng nấu cơm cho ăn đã là may mắn lắm rồi, đừng nên đòi hỏi quá nhiều. Sướng hay khổ là do suy nghĩ mỗi người. Cứ nghĩ thoáng ra sẽ thấy mọi việc thoải mái hơn…

Cũng đang trong thời gian ở cữ, một bà mẹ khác chỉ được ăn cơm với vẻn vẹn hai quả trứng luộc cùng chén nước mắm, liên tục gần một tuần.

Xót xa những mâm cơm nhà chồng để phần con dâu ở cữ 9

“Cơm gái đẻ các mẹ ạ, gần 1 tuần nay sáng nào cũng ăn như này, bây giờ nhìn thấy trứng là phát sợ luôn. Thèm lắm 1 bát phở, bảo chồng đi mua cho bát phở hoặc gói xôi thì mẹ chồng bảo không ăn được. Các mẹ đẻ xong thì ăn gì ạ?” – Chia sẻ trong hội, bà mẹ này cho hay.

Một bà mẹ khác mới sinh con được 8 ngày cũng “được” ăn cơm với trứng. Nhưng không may mắn như bà mẹ ở trên, bà mẹ này chỉ được ăn duy nhất một quả trứng cùng chén cơm nguội vào bữa sáng. Chia sẻ ngẹn ngào này trên mạng xã hội khiến hàng trăm người không khỏi xót xa: “Em mới sinh em bé được 8 ngày. Vâng, đây là bữa ăn sáng của em: Cơm nguội với trứng luộc.
Sáng ngủ dậy mẹ chồng em bảo: “Có hai quả trứng gà luộc đấy, ăn một quả còn để một quả cho cháu nhé!”.

Xót xa những mâm cơm nhà chồng để phần con dâu ở cữ 10

Cơm thế này cũng là bình thường thôi, em biết còn nhiều người khổ hơn mình mà. Nhưng cái chính ở đây là tủi thân mọi người ạ. Vừa ăn, vừa khóc. Em lấy chồng xa, chồng thì chẳng có trách nhiệm. Thêm chuyện mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng mà…

Từ ngày mới đẻ con, một mình em chăm con rồi cố dậy dọn dẹp phòng và quét nhà. Việc nấu cơm phải nhờ đến bà nội. Có bữa bà luộc cho đĩa rau cải, bảo không kiêng. Em sợ chả dám ăn. Mấy hôm đầu bà toàn nấu cháo cho ăn, ngày 3 bát. Được 3 hôm em sợ cháo quá, em nhờ bà mua cho ít thịt lợn về rang gừng. Hôm sau bà mua thịt thật, nhưng là thịt ba chỉ, nạc chả thấy đâu toàn mỡ là mỡ. Bình thường em thích ba chỉ lắm nhưng mới đẻ xong nhìn đĩa thịt lại nuốt nước mắt ăn cơm với canh”.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mẹ chồng cũng từng đi làm dâu, chỉ mong các bà hiểu làm sao để có một mối quan hệ tốt nhất, hạnh phúc nhất giữa mẹ chồng nàng dâu vì điều này không chỉ tồn tại ngày một ngày hai, mà nó sẽ tồn tại suốt cả cuộc đời…

Tags:

Bài viết liên quan