Mẹ&Con - Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ. Nó thường xảy ra khi vi khuẩn lây lan qua đường tình dục từ âm đạo vào tử cung và đường sinh dục trên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm vùng chậu có thể gây sẹo và tích tụ dịch (áp-xe) để phát triển trong ống dẫn trứng và thiệt hại cơ quan sinh sản. U nang buồng trứng có gây vô sinh? Phụ nữ thiếu vitamin D dễ bị vô sinh? Lạc nội mạc tử cung - phát hiện sớm để tránh vô sinh

Em 28 tuổi, lập gia đình được 3 năm nhưng chưa có bé. Thời gian gần đây, em xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng dưới và xương chậu rất nhiều, tiết dịch nhiều, gần gũi chăn gối lúc nào cũng đau và ngày ấy hàng tháng không đều nữa. Đi khám thì bác sĩ cho biết là viêm vùng chậu nặng. Ban đầu em không nghĩ tình hình quá nghiêm trọng, vì cho rằng viêm vùng chậu cũng giống như bị nấm hay các bệnh phụ khoa thông thường thôi. Nhưng sau đó, khi tìm hiểu một số thông tin, em được biết viêm vùng chậu có thể dẫn đến vô sinh. Vợ chồng em đều rất lo lắng vì chưa có con. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Thụy Quỳnh

(Quận 11)

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ. Nó thường xảy ra khi vi khuẩn lây lan qua đường tình dục từ âm đạo vào tử cung và đường sinh dục trên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm vùng chậu có thể gây sẹo và tích tụ dịch (áp-xe) để phát triển trong ống dẫn trứng và thiệt hại cơ quan sinh sản. Từ đó có thể dẫn đến vô sinh.

Để phát hiện viêm vùng chậu, bác sĩ có thể dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, khám phụ khoa, phân tích âm đạo và cổ tử cung, hoặc xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, em cũng đừng quá hốt hoảng với kết quả viêm vùng chậu, vì nếu phát hiện kịp thời và nỗ lực điều trị, bệnh vẫn có thể khỏi.

Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh. Việc này em cứ theo sát hướng dẫn và toa thuốc trực tiếp bác sĩ khám sẽ kê cho em. Tôi chỉ muốn nhắc thêm rằng, để ngăn ngừa tái nhiễm, cần kiểm tra với cả ông xã của em, tránh trường hợp cứ chữa rồi nhiễm lại. Vì thông thường, chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sẽ đi kèm với một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tìm ra chính xác bệnh để điều trị sẽ giúp vợ chồng em ngăn ngừa tái nhiễm.

Một lưu ý cuối cùng là chị em phụ nữ nên hạn chế thụt rửa, vì thụt rửa sẽ làm rối loạn sự cân bằng mong manh của vi khuẩn trong âm đạo. Khi đi vệ sinh, cần lau rửa từ trước ra sau, không theo chiều ngược lại để tránh đưa vi khuẩn từ ruột già vào âm đạo.

Tags:

Bài viết liên quan