Phân của trẻ có dạng lỏng màu vàng nhạt, có thể có hạt vàng như hoa cải, đôi khi là hạt trắng. Tình trạng này dễ khiến phụ huynh lo lắng, sợ con không khỏe. Thực tế, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng đa số là không nguy hiểm. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và có phương án xử lý đúng thì bạn hãy đọc tiếp bài viết này.
Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng?
Nguyên nhân sinh lý
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng là hiện tượng bình thường khi trẻ đang bú sữa mẹ. Đặc biệt hiện tượng này rất phổ biến trong 3 tháng đầu. Đó là do trong sữa mẹ có các chất đạm và muối mật giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 2 đến 3 tháng đầu đời của bé vì cặn sữa tích tụ và đường ruột của bé chưa quen với các chất này. Nếu trẻ vẫn bú tốt, ngủ ngon và phát triển bình thường thì bạn không cần lo lắng.
Do thay đổi chế độ dinh dưỡng
Do trẻ dị ứng với sữa mẹ. Khi trẻ bú mẹ và đi phân có hạt vàng thì có thể do thực phẩm mẹ tiêu thụ có ảnh hưởng lên bé. Bạn cũng biết rằng mẹ ăn gì thì con “ăn” nấy. Nếu bạn ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trà, cà phê, socola, hải sản, đồ ăn cay nóng,… thì bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó gây kích ứng đường ruột của bé và gây ra hiện tượng phân có hạt vàng nhầy.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng do có vấn đề tiêu hóa
Đôi khi, việc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng là do cơ thể của bé đang bất ổn. Đó có thể là do vấn đề về tiêu hóa, hoặc xáo trộn sau khi tiêm ngừa. Trường hợp này thì cần theo dõi sức khỏe cẩn thận. Nếu có kèm các dấu hiệu sau thì nên đưa bé đi khám ngay.
- Bé đi đại tiện quá 3 lần/ngày
- Trẻ sốt cao, kéo dài người lừ đừ
- Mặt tái nhợt có thể kèm khó thở.
Cần làm gì khi trẻ đi ngoài có hạt vàng?
Chuyện trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng cần chăm sóc như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu là do sinh lý bình thường của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì bạn không cần làm gì cả. Hãy tiếp tục cho bé bú trong 6 tháng đầu đời. Mẹ nên theo dõi phân của trẻ và từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để tránh các thực phẩm gây dị ứng cho bé. Tránh các món chế biến sẵn, hải sản, đồ ăn có nhiều chất bảo quản. Tăng cường thực phẩm sạch, thịt nạc, thịt gà, cá hồi… là các món giàu đạm để duy trì nguồn sữa dồi dào.
Nếu là do trẻ bị dị ứng sữa bột công thức hoặc bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì bạn nên đổi loại sữa phù hợp cho bé. Mẹ cũng có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc và men vi sinh cho trẻ sơ sinh. Không được tự ý cho bé dùng thuốc.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm cho bé, vệ sinh tay và miệng cẩn thận. Đặc biệt là trước và sau khi bú. Lau sạch và giữ khô ráo vùng hậu môn cho bé sau khi đi ngoài để tránh viêm da.
Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt
Việc theo dõi phân của trẻ sơ sinh để kiểm tra sức khỏe bé là điều hết sức quan trọng. Ở những ngày đầu đời này thì bé không có cách gì diễn đạt được cho mẹ hiểu ngoài quấy khóc hoặc bỏ bú. Bạn cần theo dõi sức khỏe và chủ động đưa bé đi khám bác sĩ từ sớm khi:
- Phân của trẻ màu vàng rất nhạt, đây có thể là các vấn đề liên quan đến gan.
- Trẻ bị táo bón, luôn gặp khó khăn khi đi đại tiện, phân khô, nhỏ và cứng.
- Phân có lẫn máu thì phải đi khám ngay lập tức.
- Nếu phân có màu xanh và lỏng, bé đi tiêu nhiều lần và nhiều hơn bình thường thì có khả năng bé bị tiêu chảy.
- Phân bé có mùi hăng và nhiều bọt do sữa hoặc tinh bột không được hấp thu hết gây kích thích dạ dày.
Phân của trẻ sơ sinh khỏe mạnh thì như thế nào?
Trong vài ngày đầu đời, phân của trẻ em khá đặc biệt. Phân lúc này được gọi là phân su. Có màu đen hoặc xanh đen, có tính chất dính. Điều này cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.
Khi hết phân su, phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang màu vàng xanh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi đó thì phải đưa bé đi khám ngay.
Với trẻ được bú mẹ hoàn toàn, phân của trẻ sẽ có cấu trúc hơi lỏng, màu vàng hoặc hơi xanh, có những hạt trắng lấm tấm lẫn trong phân. Nếu trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ thường có màu vàng nâu. Trẻ bú sữa công thức cũng đại tiện ít hơn 1 – 2 lần so với trẻ bú mẹ, phân cũng đặc hơn và nặng mùi hơn.
Tần suất đi tiêu khác nhau ở từng trẻ. Có trẻ đại tiện ngay sau khi được cho ăn. Số lần đi tiêu có thể giảm đi khi trẻ ăn nhiều hơn và lớn hơn trong thời gian sau đó. Từ 3 – 6 tuần tuổi, một số trẻ bú mẹ chỉ đi đại tiện 1 lần/tuần mà vẫn bình thường. Nếu trẻ tiêu chảy hoặc táo báo, thì phải tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Hẳn bạn cũng thấy việc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng không phải điều gì bất thường. Muốn đánh giá chính xác thì phải cân nhắc thêm các yếu tố khác. Bạn không nên quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu sức khỏe của bé.