Từ nay, trải nghiệm xem phim của gia đình bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc tự làm rạp chiếu phim tại nhà đơn giản. Theo đó, hình ảnh, âm thanh sẽ trở nên chất lượng và sống động hơn, mang đến những giây phút thưởng thức điện ảnh hấp dẫn mà không phải mất thời gian lẫn chi phí cho các cụm rạp bên ngoài.
Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu cách tự làm rạp chiếu phim tại nhà tiết kiệm, đơn giản ngay nhé!
Chuẩn bị gì khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà
Chọn máy chiếu
Để trải nghiệm xem phim trở nên sống động và chân thực hơn, bạn nên sử dụng một máy chiếu với màn hình lớn.
Đây là thiết bị sở hữu bộ phận phát ánh sáng công suất lớn, có khả năng tạo hình ảnh trên màn chắn. Hiện nay, máy chiếu được phân thành 6 loại cơ bản bao gồm: Máy chiếu văn phòng, máy chiếu gia đình, máy chiếu mini, máy chiếu ống kính ngắn, máy chiếu Full HD và máy chiếu vật thể.
Khi lựa chọn máy chiếu, bạn nên lưu ý ba thông số kỹ thuật chính gồm: Cường độ ánh sáng, độ tương phản và độ phân giải. Bên cạnh đó, lưu ý lựa chọn giá đỡ máy chiếu thông gió để tránh tình trạng máy bị nóng khi dùng lâu.
Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những chiếc máy chiếu có cường độ sáng từ 3000 lumens, độ tương phản 2000:1; độ phân giải XGA (1024 x 768) trở lên để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất. Nếu có điều kiện, có thể lựa chọn máy chiếu có cấu hình cao Full HD, 4K nhằm mang lại trải nghiệm xem phim rõ nét và sống động nhất.
Xem thêm:
Máy chiếu cần dây dẫn cáp
Máy chiếu cần dây cáp kết nối được với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, từ đầu phát DVD, Bluray cho đến laptop, đầu thu kỹ thuật số và thậm chí là cả máy chơi game. Nếu lựa chọn sử dụng loại máy chiếu này, bạn cần lưu ý mua thêm cáp để thực hiện việc kết nối.
Máy chiếu không dây
Đây là loại máy chiếu có tích hợp cổng USB và Bluetooth, Wifi. Theo đó, nó có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần nhiều dây nhợ phức tạp, chiếm diện tích. Tuy nhiên, loại máy này trên thị trường thường có mức giá cao hơn so với loại máy cần dây cáp.
Chọn màn chiếu
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một mảng tường/ mặt phẳng trắng trơn thay cho màn chiếu, tuy nhiên, để đạt được chất lượng hình ảnh tốt nhất, bạn nên trang bị một màn chiếu chuyên dụng với khả năng hiển thị hình ảnh phát ra từ máy chiếu.
Hiện nay, trên thị trường có ba loại màn chiếu cơ bản:
Màn chiếu treo tường
Màn chiếu treo tường có 2 loại: Kéo tay và chạy điện. Đây là loại màn chiếu được xem là tốn ít diện tích, và có thể dễ dàng di chuyển. Nhược điểm của loại màn chiếu này là bề mặt không quá mịn, dễ bị nhăn, cong vênh sau một thời gian sử dụng. Hiện nay, màn chiếu kích thước dưới 200 inch được nhiều người lựa chọn.
Màn chiếu cố định
So với màn chiếu treo tường, màn chiếu này thường có bề mặt ổn định, ít bị tác động theo thời gian. Nhưng nhược điểm là chiếm diện tích và khó di chuyển.
Màn chiếu xám
Nếu nhà bạn là nơi không thể kiểm soát được ánh sáng lọt vào, thì đây chính là loại màn chiếu lý tưởng, giúp hấp thụ ánh sáng và tăng độ tương phản cũng như màu sắc cho hình ảnh. Từ đó mang đến trải nghiệm xem phim sống động hơn.
Thiết bị cấp nguồn dữ liệu
Khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà, bạn cần lưu ý về việc lựa chọn nguồn cấp dữ liệu. Nếu như để xem những bộ phim thông thường, bạn có thể sử dụng đầu kỹ thuật số HD-play, máy tính, hoặc Android box,… Tuy nhiên trong trường hợp bạn muốn xem phim chiếu rạp tại gia một cách chuyên nghiệp nhất, bạn nên lựa chọn sử dụng những loại đầu như Blu-ray hỗ trợ 3D, cũng như thiết bị trình chiếu 3D,…
Hệ thống âm thanh
Bên cạnh hình ảnh, thì yếu tố quyết định đến trải nghiệm xem phim tại nhà chính là âm thanh. Hiện nay, phần lớn các máy chiếu không có trang bị hệ thống loa như máy tính, tivi. Do đó, việc trang bị thêm hệ thống âm thanh khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà là vô cùng cần thiết, giúp bạn trải nghiệm một cách chân thực nhất từng thước phim.
Theo đó, bạn có thể sử dụng hệ thống âm thanh vòm full-surround tiêu chuẩn 5.1 (5 loa vệ tinh và 1 loa âm siêu trầm) để có trải nghiệm xem phim sống động nhất.
Nếu không gian tại nhà còn hạn chế, và ngân sách quá lớn, bạn có thể sử dụng với hệ thống âm thanh 7.1 khi thêm 2 loa ở khoảng giữa chỗ ngồi và màn chiếu.
Những phụ kiện khác
Bên cạnh những thiết bị kể trên, khi muốn tự làm rạp chiếu phim tại nhà, bạn cần lưu ý trang bị thêm những loại dụng cụ sau:
- Giá treo máy chiếu. Tùy theo diện tích và độ cao trần nhà mà bạn lựa chọn kích thước giá treo cho phù hợp nhất.
- Các loại cáp kết nối, dây truyền tín hiệu.
- Ổ cáp, nguồn điện.
Những lưu ý khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà
Kiểm soát âm thanh
Để hạn chế tối đa các tác động của âm thanh xung quanh, ảnh hưởng đến khiến trải nghiệm xem phim, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Tạo một lớp vách thạch cao, hoặc một tấm tường giảm âm đặc biệt để cách âm bên ngoài.
- Sử dụng cửa cách âm thay cho các loại cửa kính thông thường. Khuyến khích sử dụng phòng kín không có (hoặc ít) cửa sổ. Nếu phòng có cửa sổ, bạn lưu ý lắp thêm rèm cửa dày nhằm ngăn ánh sáng và hạn chế tiếng ồn loạt từ bên ngoài vào phòng.
Lắp hệ thống ánh sáng ấn tượng
Bên cạnh việc cách âm, anh sáng cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng của rạp chiếu phim tại nhà. Theo đó, khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà, bạn cần giảm sự phản chiếu ánh sáng bằng cách sử dụng màu sơn trần xám hoặc màu trung tính cho căn phòng của mình.
Và trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi muốn tự làm rạp chiếu phim tại nhà. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn thiết bị, cũng như thiết kế phù hợp nhằm mang đến trải nghiệm xem phim tại gia thú vị nhất.