Theo các chuyên gia, rôm sảy là một trong những tình trạng kích ứng da thường gặp trong mùa hè. Đây là lúc điều kiện thời tiết trở nên nóng ẩm, làm giãn các mao mạch trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tạo rôm sảy.
Vậy trị rôm sảy bằng cách nào là hiệu quả và triệt để nhất? Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Trẻ bị rôm sảy, nguyên nhân do đâu?
Thông thường, rôm sảy sẽ xuất hiện ở những vùng da như ngực, cổ, lưng của trẻ với các biểu hiện phổ biến nhất là mụn nước dưới da, nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Phần lớn, trẻ bị rôm sảy sẽ tự khỏi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng do các bé gãi quá nhiều, khiến vết thương bị nhiễm trùng và trở nên lâu lành.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn này là do các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa được hoàn chỉnh, không có đường thoát ra ngoài.
Tình trạng này thường gặp nhất vào mùa hè, khi điều kiện thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, đôi khi cũng xuất phát từ việc chăm sóc trẻ nhỏ không đúng cách như: vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo quá chật khiến da bị bí, không thông thoáng.
Bên cạnh đó, trẻ bị rôm sảy còn xuất phát từ lý do trẻ bị sốt cao, khiến các ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn; hoặc do trẻ vận động mạnh với cường độ cao trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Những biểu hiện khi trẻ bị rôm sảy
- Rôm dạng tinh thể: Đây là loại rôm sảy không gây viêm, các mụn nước cũng xuất hiện rất nông ở lớp sừng. Khi khỏi bệnh, sẽ để lại mảng da bong mỏng, và không để lại sẹo.
- Rôm đỏ: Thường xuất hiện ở vùng da bị quần áo cọ xát vào như thân mình, lưng…Trẻ bị rôm sảy loại này thường xuất hiện các nốt màu đỏ, tạo thành các đám dày, đôi khi chiếm diện tích lớn trên lưng và ngực. Loại rôm đỏ này rất gây khó chịu cho trẻ, khiến trả cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, ngứa ngáy.
- Rôm sâu: Đây là lại rôm sảy thường xuất hiện khi tình trạng rôm sảy đỏ tái đi tái lại nhiều lần. Các thương tổn thông thường là những nốt sần nhỏ, cứng và nhạt màu. Chúng hay xuất hiện ở thân mình, chân tay và đặc biệt, không gây nên cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại tuyến mồ hôi vĩnh viễn.
Điều trị rôm sảy bằng các phương pháp dân gian
Để điều trị tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn cách thức điều trị phù hợp nhất.
Ngoài phương pháp tây y, bố mẹ cũng có thể điều trị rôm sảy cho con tại nhà bằng phương pháp dân gian. Việc tắm bé trong các bài thuốc dân gian, với nguyên liệu hoàn toàn đến từ thiên nhiên có tác dụng kháng sinh, sát trùng và kháng khuẩn, không chỉ giúp điều trị rôm sảy hiệu quả mà còn giúp bé phòng ngừa các bệnh ngoài da.
Cách trị rôm sảy bằng lá chè xanh
Để điều trị rôm sảy bằng lá chè xanh, bố mẹ chỉ cần rửa sạch lá chè xanh tươi, sau đó cho vào nồi nước và đun nóng lên.
Sau đó, dùng nước lá chè xanh tắm cho bé. Lúc này, các tinh chất có trong lá chè xanh sẽ giúp làn da của trẻ dịu đi, kháng khuẩn và giảm thiểu các triệu chứng rôm sảy.
Điều trị rôm sảy bằng mướp đắng
Tiếp đến là trị rôm sảy bằng mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua). Theo đó, bố mẹ chỉ cần rửa sạch mướp đắng, sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc. Sau đó đem vắt và lọc lấy nước cốt nguyên chất từ mướp đắng. Nước mướp đắng sẽ được dùng hòa vào nước và tắm cho trẻ.
Để việc điều trị rôm sảy hiệu quả nhất, bố mẹ nên chú ý tỷ lệ pha giữa nước tắm và nước mướp đắng sao cho thích hợp.
Trị rôm sảy bằng lá kinh giới
Từ xưa đến nay, lá kinh giới được mệnh danh là loài thảo dược có mùi thơm dễ chịu, vị cay, có tính ấm và đặc biệt, có chứa tới 1% tinh dầu. Trong lá kinh giới còn có chứa nhiều hoạt chất sinh học, với tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Theo các chuyên gia, lá kinh giới là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên, có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da vô cùng hiệu quả, đặc biệt là với những trẻ em đang bị rôm sảy.
Để thực hiện điều trị rôm sảy bằng lá kinh giới, bố mẹ chỉ cần rửa sạch lá kinh giới, và lá đậu ván, sau đó cho vào nồi đun nóng lên. Nước lá này sau đó sẽ được dùng để tắm bé hàng ngày.
Cách trị rôm sảy bằng lá khế
Theo các chuyên gia đông y, lá khế có tác dụng tán nhiệt giải độc, thường được sử dụng để chữa trị các loại mề đay, rôm sảy, mụn nhọt hoặc ngứa ngáy do dị ứng…
Để thực hiện điều trị rôm sảy bằng lá khế, bố mẹ chỉ cần dùng một nắm lá khế, sau đó tách bỏ các phần gân xương thừa, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi lên cùng một ít muối. Để nước nguội, bỏ bã và chắt nước. Sau đó pha nước lá khế cùng nước tắm và vệ sinh cơ thể cho bé.
Trị rôm sảy bằng lá tía tô
Để trị rôm sảy bằng phương pháp này, bố mẹ có thể lấy một lượng vừa đủ lá tía tô, sau đó rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Bố mẹ dùng nước cốt này chấm lên toàn bộ vùng bị rôm sảy.
Để việc điều trị rôm sảy hiệu quả nhất, bố mẹ nên làm điều này vài lần mỗi ngày. Sau đó, để nước cốt tía tô khô tự nhiên trong khoảng 10-15 phút và sau đó tắm lại cho bé thật sạch bằng nước ấm.
Điều trị rôm sảy bằng lá dâu tằm
Cuối cùng là trị rôm sảy bằng lá dâu tằm. Bố mẹ chỉ cần lấy một lượng vừa đủ lá dâu tằm đem ngâm và rửa sạch với nước muối. Tiếp đến, cho tất cả lá đã rửa sạch vào túi vải lớn, sau đó bỏ vào nồi đổ đầy nước và đun sôi. Đợi nước nguội thì pha loãng với nước lạnh rồi tắm cho bé.
Những điều cần lưu ý khi trị rôm sảy theo dân gian
Đối với những bé có làn da nhạy cảm; dễ bị dị ứng…bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi điều trị rôm sảy cho bé bằng phương phương pháp dân gian:
- Bố mẹ cần phải xác định rõ loại da của trẻ, để lựa chọn loại lá tắm phù hợp với tình trạng da của bé.
- Đảm bảo lá trước khi chế biến thành nước tắm phải được ngâm rửa sạch sẽ bằng nước muối hoặc thuốc tím. Thông thường, các loại lá này có chứa rất nhiều bụi bẩn, thuốc trừ sâu, vi khuẩn gây hại có thể gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Bố mẹ cần tắm cho trẻ bằng sữa tắm chuyên dụng trước khi tiến hành tắm lá, bởi các loại lá này thường không thể hòa tan với chất nhờn trên da, mà chỉ có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên cho làn da của trẻ.
- Luôn phải tráng lại bằng nước sạch sau khi tắm lá xong, nhằm rửa trôi lượng bột của lá còn đọng lại trên da trẻ.
- Hạn chế việc sử dụng quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm, để tránh làm xót và gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Không nên pha nước lá quá đặc, mà chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để tránh tình trạng bột lá có thể đọng lại trên da của bé dẫn tới nhiễm khuẩn, dị ứng và thậm chí là viêm da dị ứng.
- Khi da trẻ bị trầy, mưng mủ, viêm nặng…bố mẹ không tắm nước lá cho trẻ. Bởi lúc này, da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập vi khuẩn, khiến tình trạng nhiễm trùng tăng lên, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho bé.
Và dưới đây là những cách điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian vô cùng đơn giản và hiệu quả mà bố mẹ nên thử. Hy vọng, bài viết này có thể giúp ích được cho các bố mẹ đang có con đang trong quá trình điều trị rôm sảy.