Mẹ và Con - Dịch Covid-19 khiến hàng loạt người mất việc, trẻ em không được đến trường. Việc quanh quẩn ở nhà 24/24 tưởng chừng giúp bố mẹ dễ kiểm soát con cái hơn, nhưng thật chất lại gây ra nhiều hệ quả khôn lường đối với trẻ khiến phụ huynh phải than trời.

Hàng loạt hệ lụy kéo đến khi trẻ ở nhà mùa dịch

Tình trạng nghiện tivi, nghiện game tăng cao

Thời điểm dịch bệnh bùng phát vô tình rơi vào mùa hè, khi trẻ ở nhà và hoàn toàn cần phải tham gia học online hay làm bài tập về nhà. Ở nhà một mình không có bạn bè, bố mẹ có ở nhà thì cũng tập trung làm việc từ xa khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và bắt đầu lao vào các trò chơi trên điện thoại để giải trí hoặc liên tục xem tivi, sử dụng điện thoại hoặc máy tính để giải khuây.

Thậm chí, có nhiều trẻ còn tự do chơi game từ sáng sớm khi thức dậy cho đến tối khuya. Khi được bố mẹ yêu cầu ngừng chơi game, trẻ liền bảo chán, ở nhà một mình không có gì làm khiến phụ huynh cũng phải thỏa hiệp. Vì thế, các loại hình game online hay các bộ phim trên tivi, điện thoại không còn mang tính giải trí mà đã thay đổi bản chất, trở thành một “chất gây nghiện” khi trẻ ở nhà mùa dịch.

nghiện tivi

Thói quen sinh hoạt đảo lộn

Được ở nhà và tự do về giờ giấc, nhiều trẻ đã thức thật khuya, thậm chí xem phim đến tận sáng và chỉ bắt đầu đi ngủ khi mặt trời chuẩn bị ló dạng. Sau đó, trẻ lại ngủ đến tận trưa mới bắt đầu thức giấc và tiếp tục thức cho đến sáng hôm sau. Tình trạng giờ giấc sinh hoạt đảo lộn này dường như là chuyện không của riêng nhà nào khi trẻ ở nhà mùa dịch.

Chị V đang làm việc tại Tp.HCM chia sẻ: “Vợ chồng mình có một bé trai, năm nay 13 tuổi. Vì tính chất công việc nên mình và chồng vẫn phải đi làm, có mỗi con ở nhà. Trưa gọi điện thoại về thì con còn ngủ, tối hai vợ chồng về đến nhà thì bé đóng cửa ở trong phòng riêng xem phim. Cũng lo lắm, mà mùa dịch con ở nhà thế này thì cũng đành chịu thôi.”

Việc nghiện game online hoặc nghiện tivi, điện thoại sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Cụ thể:

  • Trẻ có nguy cơ cận thị, đau mỏi mắt vì liên tục nhìn màn hình điện thoại, tivi
  • Trẻ nghiện game, xem phim liên tục nên bỏ ăn, ăn uống thất thường, bị sụt cân hoặc gặp tình trạng đau dạ dày
  • Trẻ có biểu hiện lo lắng, hoảng sợ, gặp ảo giác, sức khỏe tinh thần suy sút nghiêm trọng
  • Trẻ cãi lời bố mẹ, tức giận phản kháng khi được yêu cầu ngừng sử dụng điện thoại di động hoặc ngừng chơi game

Hẹn hò, kết bạn online

Theo thống kê từ “ông lớn” Google, lượng người Việt tìm kiếm và tải Tinder – một ứng dụng kết bạn và hẹn hò trên mạng bỗng tăng vọt vào  cuối tháng 5, đầu tháng 6 – thời điểm dịch bệnh bùng phát, trẻ em bắt đầu được nghỉ học ở nhà. Trong đó, hơn một nửa thành viên  trên Tinder thuộc nhóm đối tượng trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên.

trẻ ở nhà mùa dịch

Có thể thấy, việc trẻ ở nhà mùa dịch, không được tiếp xúc với bạn bè đã khiến trẻ có xu hướng “kết bạn online”, làm quen với những người bạn lạ mặt ở trên mạng nhiều hơn. Thậm chí, thời gian dành cho các cuộc trò chuyện trên ứng dụng hẹn hò, kết bạn online như OkCupid, Badoo, tính năng Dating trong Facebook tăng thêm 32% trong thời gian đại dịch bùng phát.

Kết bạn hay gặp gỡ những người bạn mới không xấu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi trẻ còn nhỏ, chưa thể phân biệt, nhận định đúng sai, chưa thể biết được đây có phải người xấu hay không. Vì thế, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với những người xấu trên các trang mạng xã hội dùng để làm quen, kết bạn online và từ đó rơi vào cám dỗ, cạm bẫy, bị lừa đảo về tiền bạc hay lợi dụng về thân xác, bị dụ dỗ quan hệ tình dục,…

Trẻ bị khủng hoảng tâm lý vì phải ở 24/7 cùng cả nhà

Khoảng cách thế hệ là vấn đề đã tồn tại qua nhiều năm tháng và luôn âm ỉ trong các gia đình. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, khi trẻ ở nhà mùa dịch, bố mẹ cũng làm việc tại nhà, các mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ ngày càng tăng cao. Đặc biệt, với những gia đình quá đông thành viên, có nhiều gia đình nhỏ cùng chung sống, các mâu thuẫn này càng bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi phải chung sống với nhau 24/24.

Theo các nghiên cứu, thế hệ trẻ ngày nay thường có xu hướng sống độc lập, thích tự mình quyết định mọi thứ, không muốn được hỏi han quá nhiều về những điều mình làm. Ngược lại, ông bà và người lớn trong gia đình vẫn còn giữ thói quen quan tâm con cháu, luôn luôn hỏi con cháu về việc con đang làm. Điều này đã gây nên xung đột khi trẻ ở nhà mùa dịch.

Bé K.A – học sinh lớp 10 tại Hà Nội tâm sự: “Con cảm thấy mình bị căng thẳng và mệt mỏi khi ở nhà, con không được tự do làm điều mình thích. Các cô cứ thường xuyên gõ cửa phòng và yêu cầu con không được ở trong phòng riêng của mình. Điều này khiến con cảm thấy cực kỳ khó chịu.”

Trẻ béo phì nhiều hơn

Khi trẻ ở nhà mùa dịch, con không phải chịu áp lực về mặt học tập, thời gian sinh hoạt cũng thoải mái hơn. Vì thế, con có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào mà con thích. Hơn nữa, việc quanh quẩn ở nhà cũng khiến trẻ ít vận động, tập thể dục hơn, thích ăn vặt hơn.

Những yếu tố này đã khiến trẻ tăng cân nhanh, thậm chí có nguy cơ béo phì khi phải ở nhà liên tục trong những ngày dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp.

béo phì

Thiết lập nề nếp khi trẻ ở nhà mùa dịch

Dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp hơn, trẻ có thể sẽ phải ở nhà dài ngày hơn. Do đó, để hạn chế các tình huống xấu nhất xảy ra, bố mẹ nên nghiêm túc trao đổi cùng trẻ để thiết lập nề nếp sinh hoạt mới trong những ngày con ở nhà.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bố mẹ nên chia sẻ cùng con các thông tin liên quan đến dịch bệnh, cho trẻ thấy được sự nguy hiểm nếu cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Từ đó, nhắc nhở trẻ phải duy trì chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn vặt, ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng,…

Có thời gian biểu sinh hoạt điều độ

Khi trẻ ở nhà mùa dịch, thời gian sinh hoạt thoải mái chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thức đêm – ngủ ngày, nghiện game, nghiện tivi. Vì thế, bố mẹ cần lập cho trẻ thời gian biểu, phân bổ hợp lý giữa thời gian học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí và yêu cầu trẻ cam kết thực hiện.

trẻ ở nhà mùa dịch covid

Tìm các hoạt động tại nhà cho trẻ

Để tránh tình trạng con nghiện game hay rơi vào các cạm bẫy của việc hẹn hò trực tuyến, bố mẹ nên tìm thêm các hoạt động giải trí tại nhà cho trẻ. Hiện nay, phong trào tô màu tranh số hóa đang được rất nhiều người quan tâm. Bố mẹ có thể mua tranh về để trẻ giải trí trong thời gian rảnh rỗi.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể mua thêm truyện tranh, đồ chơi tại nhà, các bộ đồ chơi lắp ráp, giải đố… để phân tán sự chú ý của trẻ đến các thiết bị điện tử.

Chia sẻ với con những điều bổ ích trên các thiết bị điện tử

Nếu không thể yêu cầu con dừng chơi game hoặc ngưng sử dụng các ứng dụng kết bạn, bố mẹ có thể chia sẻ với con các kênh Yotube chuyên dành cho thiếu nhi, những trang web bổ ích như vừa xem phim hoạt hình vừa học tiếng Anh… Điều này có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực khi trẻ ở nhà mùa dịch quá nhiều.

phim-hoat-hinh

Cho trẻ không gian riêng

Nếu trẻ là người thích thoải mái, tự do, bố mẹ cũng nên trao đổi với người thân trong gia đình, không tự ý vào phòng riêng của bé. Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường có tâm tư phức tạp, nhạy cảm. Bố mẹ nên cẩn thận chú ý và quan sát tâm trạng của con để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Có hàng triệu trẻ ở nhà mùa dịch khiến bố mẹ vô cùng sốt ruột, lo lắng nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào. Hy vọng dịch bệnh mau qua để chúng ta có thể quay về cuộc sống bình thường. Thương chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe, cùng nhau vượt qua đại dịch! 

Tags:

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.