Mẹ và Con - Hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đang có dấu hiệu tăng cao. Vì vậy, nhiều phụ huynh lo lắng việc cho trẻ đi học lại khiến trẻ tiếp xúc trực tiếp với F0 và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi từ lúc trẻ đi học lại thì số ca nhiễm Covid-19 ngày một tăng cao. Để bảo vệ sức khỏe của các con, chúng ta cần phải làm gì? Liệu trong lớp học của trẻ xuất hiện trường hợp có F0, trẻ có cần nghỉ học?

Trẻ em có bị nhiễm Covid-19?

Cũng như người lớn, trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải corona virus. Thậm chí, do trẻ chưa được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 cộng với sự phát triển của chủng Omicron khiến việc lây nhiễm nhiều hơn, nguy cơ trẻ mắc bệnh sau khi trẻ đi học lại càng cao hơn.

Tính đến ngày 17/02/2022, “từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.” (Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế).

đi học lại

Khi nào nên nghi ngờ trẻ nhiễm Covid-19 và cần xét nghiệm?

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có một triệu chứng của bệnh đường hô hấp như ho, đau họng, khó thở…). Ngoài ra, trẻ sẽ có một số điều kiện sau:

  • Lớp học, trường học của trẻ sau khi đi học lại có xuất hiện thầy cô, bạn bè nhiễm Covid-19
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Covid-19 hoặc có tiền sử tiếp xúc gần với ‎các trường hợp nghi ngờ/hoặc ca bệnh trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các ‎triệu chứng
  • Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh

Nếu nghi ngờ trẻ nhiễm Covid-19 sau khi đi học lại, nên cách ly trẻ ở nhà, thực hiện test nhanh hoặc test PCR. Ngoài ra, nên thông báo đến giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để có những biện pháp xử lý phù hợp. Trong thời gian trước khi trẻ có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19, nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với tất cả mọi người để hạn chế nguy cơ lây lan.

Hướng dẫn của Bộ Y tế khi lớp học có F0 và học bán trú

Theo Bộ Y tế, sau khi trẻ em đi học lại, nếu lớp của trẻ xuất hiện các trường hợp nhiễm Covid-19, chỉ những học sinh nào tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với F0 mới nghỉ học trực tiếp 5 ngày để theo dõi. Các trường hợp khác vẫn có thể đi học bình thường. Cụ thể, quy trình xử lý khi lớp học xuất hiện ca nhiễm Covid-19 như sau:

Bước 1:

Trong trường hợp khi đi học lại, trẻ có dấu hiệu ho, sốt, đau họng,… nhà trường thực hiện test nhanh để xem trẻ có bị nhiễm hay không. Khi bố mẹ ở nhà phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên cũng có thể tự test nhanh tại nhà cho trẻ và báo kết quả đến thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường.

Nếu trẻ là F0, cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của trường sẽ đưa trẻ xuống phòng cách lý tạm thời theo lối đi riêng phân luồng dành cho trường hợp nhiễm bệnh.

Trẻ đi học lại và những cách ứng phó với dịch bệnh 3

Bước 2:

Sau khi có thông tin học sinh nhiễm Covid-19, nhà trường cần thông báo cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế được phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bước 3:

Để tránh tình trạng học sinh đi học lại có F0 xuất hiện trong lớp và lây cho các bạn cùng lớp cũng như các em học sinh khác cảm thấy hoang mang lo sợ, giáo viên chủ nhiệm cần ổn định các học sinh còn lại trong lớp rồi phối hợp với cán bộ y tế trường học, cán bộ y tế cấp phường xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 (theo công văn số 11042/BYT-DP ngày 29-12-2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).

Cần thực hiện test nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp, nếu học sinh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, xử lý như các trường hợp F0 khác.

Nếu trẻ có kết quả test nhanh âm tính:

– Không phải là F2, không tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần: Học sinh đi học lại bình thường

– Nếu là F1:

  • Cho phép học sinh cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 5 ngày. Trước khi đi học lại, cần thực hiện xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR vào ngày thứ 5 nếu đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày); hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19). Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, trẻ có thể đi học lại và được nhà trường, phụ huynh tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo, hướng dẫn học sinh thực hiện thông điệp 5K
  • Nếu học sinh là F1 nhưng chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, trẻ cần cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày rồi mới thực hiện xét nghiệm (RT-PCR hoặc test nhanh) ngày thứ 7. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7, trẻ đi học lại tại trường và tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong 3 ngày tiếp theo, thực hiện thông điệp 5K.

Bước 4:

Với lớp có học sinh F0, sau khi thực hiện phân tách F1, xét nghiệm, cho nhóm học sinh không phải F1 còn lại chuyển sang lớp học dự phòng rồi thực hiện khử khuẩn toàn bộ lớp.

Với các lớp học khác, nếu không tiếp xúc với F0 thì đi học bình thường. Nếu có tiếp xúc thì test nhanh F1 và xử lý như bước 3.

Với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ

Nếu trẻ mầm non đi học lại nhưng trong lớp có 1 F0, toàn bộ trẻ trong lớp sẽ được về nhà cách ly, theo dõi sức khỏe trong 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, trẻ có thể đi học trở lại và tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, đau họng, khó thở,… hoặc các triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19, không cho trẻ đi học lại mà phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo quy định.

Trẻ đi học lại, tiếp xúc gần với các bạn cùng lớp là F0 khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, không biết con có được nghỉ học hay không. Hy vọng qua những thông tin Mẹ và Con chia sẻ, bố mẹ có thể an tâm hơn và có cách xử lý phù hợp.

Bài viết liên quan