Mẹ và Con - Các dữ liệu, thống kê từ CDC Hoa Kỳ cho thấy, trong tổng số các trường hợp mắc Covid-19 thì có đến 1,7% đến 12% là các ca nhiễm của trẻ em dưới 18 tuổi. Trong trường hợp trẻ em xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19, bố mẹ cần xử trí như thế nào?

Có thể thấy, trẻ nhiễm Covid-19 vẫn có tải lượng virus trong đường hô hấp trên tương tự như người lớn và hoàn toàn có thể trở thành nguồn lây cho người khác. Tuy nhiên hiện nay số ca trẻ em nhập viện do nhiễm Covid-19 vẫn còn rất thấp. Vì vậy, điều quan trọng chính là biết cách xử lý, chăm sóc đúng cách khi trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh để hạn chế lây sang những người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc những người có một số bệnh mạn tính.

Dấu hiệu trẻ nhiễm Covid-19 có khác với người lớn hay không?

Trẻ nhiễm Covid-19 vẫn có một hoặc một số triệu chứng như tình trạng bệnh ở người trưởng thành. Theo đó, các triệu chứng thường gặp ở trẻ để bố mẹ có thể theo dõi và kịp thời phát hiện tình trạng bệnh bao gồm:

  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Viêm họng, mất vị giác hoặc rối loạn mùi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Nghẹt mũi hoặc chảy mũi

trẻ nhiễm covid-19

Trẻ nhiễm Covid-19 có thể bị viêm phổi hoặc không. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ ràng, dễ nhận biết hoặc không tuỳ theo thể trạng của trẻ. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy, đau họng hoặc mệt mỏi quá mức.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ nhiễm Covid-19 có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hơn nếu trẻ có một số vấn đề về sức khỏe như: bệnh tim bẩm sinh, rối loạn di truyền, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh lý thần kinh nặng, béo phì, tiểu đường, hen suyễn và các bệnh phổi khác, bệnh thận mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch của trẻ kém.

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ nhiễm Covid-19?

Cần lưu ý rằng, các triệu chứng trên có thể gặp ở trẻ nhiễm Covid-19 hoặc khi trẻ mắc một số bệnh khác như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, cảm cúm,… Do đó, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu liên qua, trước tiên bố mẹ và người nhà nên bình tĩnh và liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế theo dõi điều trị Covid-19 tại địa phương. Bác sĩ sẽ trực tiếp cho bạn lời khuyên phải làm gì, có cần tiến hành xét nghiệm hoặc đưa con đi khám bệnh, nhập viện hay không.

Trong trường hợp trẻ nhiễm Covid-19 có triệu chứng sốt từ 38,5 độ C trở lên, có thể chủ động cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt tại nhà. Trẻ có thể sử dụng liều Paracetamol 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng, cách mỗi 6 giờ để hạ sốt tức thời. Ví dụ trẻ 20kg, liều hạ sốt khoảng 200 mg đến 325 mg mỗi lần uống.

Nếu trẻ nhiễm Covid-19 được cách ly y tế và chăm sóc tại nhà, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể các triệu chứng cần theo dõi. Ngoài ra, bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng nên khai bao y tế mỗi ngày để nhân viên y tế có thể chủ động theo dõi, cập nhật tình trạng sức khỏe của trẻ.

trẻ nhiễm covid-19 2

Bên cạnh đó, để chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19, bố mẹ hoặc người chăm sóc nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, cho trẻ ăn đủ bữa và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, chú ý nấu thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu. Hơn nữa, nên giúp trẻ giữ ấm cơ thể, ngủ nghỉ nhiều, có thể dùng thêm các loại thuốc ho thảo dược,…

Nếu trẻ đã lớn, nên nhắc trẻ tập thể dục và sinh hoạt như bình thường, không nằm một chỗ quá nhiều, không thức khuya, ăn bánh kẹo hoặc dùng nước có gas quá nhiều.

Đặc biệt, trong thời gian trẻ cách ly theo dõi, cả trẻ và người thân trong gia đình cũng phải chú ý nguyên tắc 5K để hạn

Các dấu hiệu trẻ nhiễm Covid-19 trở nặng, diễn biến xấu

Thường trong khoảng 1 tuần khi nhiễm Covid-19, trẻ có thể đột nhiên trở nặng hơn. Lúc này, nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu dưới đây, cần lập tức gọi trợ giúp khẩn cấp hoặc cho trẻ nhập viện để kịp thời điều trị:

  • Môi tái hoặc da xanh xao
  • Rối loạn hành vi hoặc lơ mơ
  • Đau hoặc tức ngực
  • Đau bụng dữ dội
  • Khó thở, thở nhanh: nhịp thở > 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh > 50 lần/ phút ở trẻ 2 – 12 tháng, hoặc > 40 lần/phút ở trẻ > 1 tuổi
  • Không tỉnh táo hoặc ngủ li bì khó đánh thức
  • Bú khó hoặc bỏ bú ở trẻ nhũ nhi

trẻ nhiễm covid-19 1

Khi nào cần đưa trẻ đi xét nghiệm COVID-19?

Nếu trẻ có những dấu hiệu nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ dùng tăm bông để ngoáy dịch từ trong mũi hoặc tị hầu để xét nghiệm chính xác trẻ nhiễm Covid-19 hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác trẻ nhiễm Covid-19 hay đang mắc các bệnh lý khác.

Nếu trẻ có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19, tuỳ theo trẻ có từng bị mắc Covid-19 trước đây hay không mà có hưỡng xử lý phù hợp:

  • Nếu trẻ nhiễm Covid-19 trong 3 tháng qua và không có triệu chứng tái nhiễm, trẻ có thể cần cách ly nhưng không cần xét nghiệm
  • Nếu trẻ chưa từng mắc Covid-19 trong 3 tháng qua, nên xét nghiệm và cách ly theo dõi ngay cả khi không có triệu chứng nào

trẻ nhiễm covid-19 4iễm

Các nguyên tắc an toàn hạn chế trẻ nhiễm Covid-19

Hiện nay, vẫn chưa có kế hoạch tiêm phòng Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi tại nước ta. Do đó, cần chủ động áp dụng các nguyên tắc an toàn để bảo vệ sức khỏe trẻ, hạn chế để trẻ nhiễm bệnh. Một số vấn đề bố mẹ cần lưu ý như:

  • Thường xuyên nhắc trẻ rửa tay đúng cách
  • Đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Tránh tiếp xúc xúc gần với tất cả mọi người
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và khử trùng các đồ vật trong gia đình
  • Hạn chế thời gian chơi với trẻ khác và dạy con kết nối đúng cách với bạn bè qua mạng xã hội
  • Cân nhắc về việc đi lại của trẻ và người thân sống cùng nhà
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hiện nay vẫn có nhiều trường hợp trẻ nhiễm Covid-19 chưa được chăm sóc đúng cách. Do đó, hãy lưu lại bài viết để có thể bổ sung thêm các kiến thức chăm sóc trẻ trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp bạn nhé!

(Thông tin tham khảo từ Bộ Y tế Việt Nam)

 

Bài viết liên quan