Mẹ và Con - Stress hay căng thẳng là những cụm từ thường dùng ở những người trưởng thành thwuongf xuyên đối mặt với nhiều áp lực từ cuộc sống, gia đình, công việc. Nhưng bạn có biết tỷ lệ trẻ bị stress ngày càng tăng cao?... Nếu không phát hiện sớm và đồng hành cùng trẻ kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

Mẹ và Con sẽ tổng hợp giúp bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến trẻ bị stress.

Nguyên nhân trẻ bị stress

Nguyên nhân khiến trẻ bị stress thường là các yếu tố bên ngoài tác động lên tâm lý của trẻ, ví dụ như những rắc rối dù nhỏ hay to ở trường, gia đình xung đột với bạn bè… căng thẳng, lo âu cũng có thể là do cảm xúc bên trong như: muốn học giỏi hơn hoặc cố hòa hợp được lòng bạn bè…

Những thay đổi lớn

Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể dẫn đến stress và lo âu ở trẻ em, như cha mẹ ly dị hay ly thân, người thân trong gia đình mất, di chuyển thay đổi nơi ở hoặc sự ra đời của một thành viên mới trong gia đình. Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể làm “lung lay” cảm giác an toàn mà trẻ đã “xây dựng” bấy lâu nay, dẫn đến stress và lo lắng cho trẻ.

Chẳng hạn một đứa em mới ra đời có thể khiến một đứa trẻ cảm thấy bị đe dọa mất quyền ưu tiên và trở nên ghen tỵ – đây là cảm giác mà hầu như trẻ nào cũng gặp phải khi gia đình “đón” thành viên mới. Một người mất đi trong gia đình có thể tạo ra đau buồn và có thể gây ra những lo sợ hoang mang về cái chết (phần lớn là do trẻ ảnh hưởng bởi suy nghĩ tiêu cực và đau buồn của người xung quanh.

cách điều trị trẻ bị stress

Những vấn đề liên quan đến cha mẹ là nguyên nhân khiến trẻ bị stress

Cha mẹ căng thẳng về tiền bạc và lo lắng về công việc, gia đình thiếu ổn định và cha mẹ hay gây gổ có thể dẫn đến cảm giác bất an cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ thấy chỗ dựa tinh thần của mình dần không còn chắc chắn nữa.

Áp lực học tập

Ngày nay, đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị stress. Việc lo lắng điểm số, sức học và cạnh tranh với bạn để đạt được thứ hạng cao luôn khiến trẻ áp lực và mệt mỏi. Trẻ càng thiếu tự tin sợ mắc lỗi càng dễ bị stress hơn trong học tập.

Sợ tập thể cô lập

Đối với học sinh nhỏ tuổi, nỗi lo sợ bị bạn bè tách biệt và không chơi với mình khá phổ biến. Khi trẻ lớn lên, hầu hết trẻ muốn hòa nhập với những đứa trẻ khác và như thế tạo ra áp lực buộc trẻ phải phù hợp với bạn bè có thể dẫn đến stress và lo âu. 

Bạn có thể thấy trẻ sẽ dần thay đổi tính cách của mình thậm chí là theo hướng tiêu cực để có thể phù hợp với một nhóm bạn mà trẻ muốn chơi cùng.

Bị bắt nạt

Bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều trẻ em và có thể dẫn đến tổn hại về thể chất và tinh thần. Trẻ em bị bắt nạt thường cảm thấy xấu hổ về việc bị bộc lộ điểm yếu và chúng có thể giấu giếm chuyện này với người khác (cha mẹ hoặc giáo viên).

Phim ảnh sách báo có nội dung đáng sợ không lành mạnh

Những câu chuyện hư cấu, có nội dung kinh dị không phù hợp với lứa tuổi cũng khiến trẻ thấy lo âu và dẫn đến stress. Dù là phim hoạt hình có một cảnh hơi hướng bạo lực cũng có thể khiến trẻ thấy sợ và tạo nỗi sợ chúng sẽ xảy ra ở thực tế.

Do sự khác biệt về tính cách tâm lý giữa các thành viên trong gia đình

Trong gia đình, trẻ phải chung sống với những người khác hẳn mình về tuổi tác, tính cách. Với điều kiện cuộc sống như vậy, trẻ phải là chính mình và chấp nhận rằng không thể có bất cứ người nào giống hệt người nào.

Hiểu “là chính mình” nghĩa là thế nào? Một người phải nhận biết về bản thân mình. Thường trẻ có sự nhận dạng sai lầm về bản thân mình là lại nhận dạng theo những yếu tố bên ngoài. Với lứa tuổi này, những yếu tố bên ngoài rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể so với bất cứ thời kỳ nào trong cuộc đời. Mỗi ngày, trẻ phải đương đầu với những phê phán về thái độ, cách cư xử, lời ăn tiếng nói, sự phán đoán…từ bên ngoài.

Tiếc rằng, đa số các gia đình, cha mẹ còn xét nét con cái hơn là lắng nghe. Do đó trẻ thường có cảm giác bị cha mẹ coi thường, chỉ trích và buộc phải “câm miệng”. Trẻ sẽ cực kỳ thu mình lại, hoặc ngược lại, trở thành người rất hung hãn. Con người bên trong của trẻ thực sự bị che khuất vì nỗi sợ bị xúc phạm và coi thường.

Do sự “va chạm” về tuổi tác, nhu cầu và cách sinh hoạt

Sự va chạm này thường xảy ra khi một gia đình có nhiều thế hệ chung sống với nhau xuất phát từ bực tức nhỏ như chờ đợi một phòng tắm chung, giữ điện thoại chung của gia đình để nói chuyện dài, để bừa bộn đồ đạc… Mỗi người có một cách sinh hoạt khác nhau, trong cuộc sống chung khó tránh khỏi sự đụng chạm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị stress

Trẻ gặp ác mộng

Nỗi sợ hãi liên quan đến giấc ngủ là một cách cơ thể phản ứng đối với những lo lắng, căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý. Cơn ác mộng có thể khiến trẻ bị ám ảnh dẫn đến hiện tượng stress xảy ra và đeo bám trong tâm trí con những ngày sau đó.

Nếu bạn thấy trẻ mệt mỏi sau khi ngủ dậy, hay giật mình trong đêm thì hãy hỏi trẻ về giấc mơ tối hôm đó. Nếu gặp ác mộng kéo dài, có lẽ trẻ đã gặp phải căng thẳng nào đó.

Phản ứng hung hăng

Một số trẻ khi bị căng thẳng sẽ phản ứng bằng hành động gây hấn về thể chất (cắn, đá hoặc đánh) hoặc gây hấn bằng lời nói (la hét hoặc gọi tên) với cha mẹ đặc biệt là các bạn cùng lớp. Chúng cũng có xu hướng gặp khó khăn khi hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn. 

Đau và khó chịu về thể chất

Đôi khi, những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biểu hiện các triệu chứng thể chất như một phản ứng đối với căng thẳng. Ví dụ, trẻ phàn nàn về đau dạ dày, đau đầu hoặc các loại đau đớn khác trên cơ thể nhưng không rõ nguyên do ngay cả khi đi khám bác sĩ. Các triệu chứng có thể cụ thể ở trẻ này nhưng ở trẻ khác chỉ đơn giản thể hiện rằng con không khỏe, mệt mỏi, ngay cả khi chúng không thể giải thích những gì cảm thấy.

Nghiến răng khi ngủ

Đây là một triệu chứng thể chất đáng chú ý của căng thẳng hoặc lo âu ở trẻ em. Nó có thể cho thấy con đang phải đối mặt với một số loại khó chịu về cảm xúc hoặc tâm lý. Nếu vô tình nghe trẻ nghiến răng khi ngủ, bạn nên hỏi trực tiếp trẻ để xác định nguyên nhân.

Khó ngủ

Khi đầu óc của bé luôn trong tình trạng căng thẳng thường sẽ khó đi vào giấc ngủ. Nhưng đây cũng không phải là triệu chứng chính nhé, vì trẻ nhỏ thường dậy lúc nửa dêm để đi vệ sinh hay đơn giản là gặp ác mộng.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị stress? 

Có nhiều cách lành mạnh để giải quyết các dấu hiệu trẻ bị stress. Khi thấy con xuất hiện những lo lắng và căng thẳng thông qua các biểu hiện về cảm xúc và hành vi, ba mẹ đừng chần chừ, mà hãy làm gì đó để cải thiện tình trạng này.

Ở nhà nhiều hơn

Bạn hãy tạo bầu không khí thoải mái trong gia đình, biến ngôi nhà thành một nơi yên tĩnh, an toàn và chắc chắn ngập tràn yêu thương. Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian theo dõi chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và đọc sách cùng con.

Để con tham gia nhiều hoạt động hơn

Nếu tham gia vào những hoạt động của con, bạn đang cho chính mình cơ hội kiểm soát tình huống trong cuộc sống của chúng. Cho con bạn tham gia các hoạt động xã hội và thể thao, nơi con có thể học hỏi những điều tốt đẹp.

Bạn cũng nên cho con bạn biết trước bất kỳ thay đổi nào trong thời gian tới nếu có. Ví dụ, nếu bạn nhận một công việc mới ở một thành phố mới, điều đó có nghĩa rằng chúng sẽ có một trường học mới, những người bạn mới và một ngôi nhà mới? 

dấu hiệu trẻ bị stress

Đồng hành cùng con

Áp dụng những thói quen lành mạnh: tập thể dục để kiểm soát căng thẳng theo cách lành mạnh và rồi bắt các con bắt chước, làm theo

Học cách lắng nghe con mà không chỉ trích hoặc giải quyết vấn đề cho chúng. Cho con những hướng dẫn và dạy con cách hiểu và xử lý vấn đề.

Thường xuyên cho con cảm giác yêu thương và khuyến khích

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ chăm sóc sức khỏe, chuyên gia tư vấn để xem liệu các biểu hiện khi trẻ em bị stress có thuyên giảm đi hay không.

Xã hội hiện đại không những người lớn phải đối mặt với nhiều căng thẳng mà ngày cả trẻ cũng bị stress ngày càng nhiều. Chính vì vậy, khi nuôi dạy con bạn hãy đóng vai trò là người bạn để đồng cảm, thấu hiểu và giúp trẻ bị stress cảm thấy dễ chịu hơn.

Bài viết liên quan