Mẹ và Con - Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể là do các vấn đề với hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc lựa chọn thực phẩm không phù hợp cũng là một nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân.

Tăng cân kém, không tăng cân là vấn đề chung của nhiều đứa trẻ hiện nay. Nguyên nhân trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân là gì và liệu có cần phải đưa trẻ đi khám dinh dưỡng hay không?

Liệu trẻ có thật sự không tăng cân?

Cân nặng luôn là vấn đề nhạy cảm khi nhắc đến. Trên thực tế, không phải lúc nào trẻ cũng ốm yếu, gầy gò mà đó chỉ là nỗi lo của bố mẹ mà thôi.

Cần xác định rằng, để xác định trẻ chậm tăng cân, trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân thì cần phải dựa vào biểu đồ cân nặng theo chiều dài hoặc biểu đồ BMI (chỉ số khối cơ thể).

Ngoài ra, cần phải quan sát trẻ trong một thời gian dài, bởi đôi khi bé chậm tăng cân hoặc sụt cân trong vài ngày hoặc một khoảng thời gian ngắn nhất định, thường là khi trẻ mới biết đi và thích vận động nhiều hơn.

vì sao trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân

Nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

1. Không nạp đủ calo

Trong 90% trường hợp, trẻ em không tăng cân vì chúng không hấp thụ đủ calo. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không muốn ăn, trẻ biếng ăn do nhiều lý do khác nhau. Nếu trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân thì có thể bạn chưa cho trẻ nạp đủ lượng calo cần thiết với cơ thể của con.

Với việc trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu không tăng cân dù vẫn bú sữa đều đặn thì có thể do sữa mẹ chưa đủ dưỡng chất hoặc pha sữa công thức không đúng cách.

2. Thức ăn không phù hợp

Nguyên nhân bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do thức ăn chưa phù hợp. Những thức ăn này không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển cơ thể của trẻ. Hoặc có thể thức ăn quá dư thừa một chất nào đó nhưng lại thiếu các chất khác chẳng hạn.

bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân

3. Các vấn đề về thần kinh

Một đứa trẻ cũng có thể ăn nhiều nhưng không có sự thay đổi về cân nặng nếu trẻ đang gặp các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bại não hoặc sức môi hở hàm ếch.

4. Nôn mửa 

Trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do sau khi ăn xong, trẻ bị trào ngược axit dạ dày hoặc trẻ bị nôn trớ, cơ thể chưa kịp hấp thụ thức ăn.

5. Các vấn đề về tuyến tụy

Một đứa trẻ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách do tuyến tụy của chúng hoạt động kém. Đây chính là lý trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân tốt như bố mẹ mong đợi.

Thông thường, nếu trẻ có các vấn đề ở tuyến tụy, có thể thấy trẻ có một số triệu chứng như đi ngoài ra phân lỏng, phân có mùi hôi và sủi bọt, có lẫn chất nhầy trong phân,…

6. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Có nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau, phụ huynh nên quan sát trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu trẻ liên tục nôn ói sau ăn, tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu,…

trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân

7. Các vấn đề về tuyến giáp và trao đổi chất

Trong một số tình huống, trẻ có thể gặp vấn đề về tuyến giáp cũng như trao đổi chất. Lúc này, cho dù trẻ có ăn nhiều như thế nào thì cũng không tăng cân được hoặc tăng rất ít cân.

8. Các bệnh lý tim mạch

Một đứa trẻ gặp các vấn đề về tim mạch, bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như suy tim có thể ăn không ngon miệng, khó hấp thụ dẫn đến tình trạng khó tăng cân.

9. Các vấn đề ở thận

Khi trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể là do suy thận hoặc các rối loạn về thận. Vấn đề này cũng có thể dẫn đến việc trẻ không thể tăng chiều cao được.

10. Rối loạn di truyền

Ngoài ra, một số trẻ có thể mắc tình trạng rối loạn di truyền khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Tình trạng rối loạn di truyền cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn.

11. Trẻ bị bắt ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều, ăn vượt quá nhu cầu cần thiết của trẻ khiến cơ thể con không hấp thụ hết, có thể dẫn đến đầy bụng khó tiêu, không dung nạp thức ăn, từ đó không tăng cân được.

12. Nhiễm trùng

Nếu cơ thể của trẻ sử dụng nhiều calo để chống lại tình trạng nhiễm trùng thì trẻ có thể ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn không có gì thay đổi. Thậm chí, nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trẻ còn có nguy cơ sụt cân.

Nên làm gì nếu bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân?

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân có đáng lo không?

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân thì nên có chế độ ăn như thế nào?

Bé 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân thì có cần đi bác sĩ không? 

Trẻ sơ sinh không tăng cân thì có nên cho uống thêm sữa?

Đây là những câu hỏi được thảo luận nhiều nhất trên các diễn đàn chăm sóc trẻ. Nhìn chung, việc bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân là nỗi lo chung của các ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá căng thẳng với vấn đề này.

Trước tiên, hãy cứ bình tĩnh quan sát, theo dõi trẻ. Hãy xem con có ăn ngoan không, trong khi ăn con có bất kỳ biểu hiện nào không (buồn nôn, nôn trớ, chán ăn nhưng bị ép ăn,…), sau khi ăn thì trẻ bị tiêu chảy hay nôn ói không,…

Ngoài ra, cần đo lường cân nặng của con trong nhiều ngày để xem con có thật sự không tăng cân hay chỉ là tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng của người lớn. Nên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ tối thiểu 2-4 tuần trước khi đưa ra kết luận trẻ chậm tăng cân.

Với trường hợp trẻ ăn uống bình thường, trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, có thể thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ. Cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, đo lường hàm lượng calo trong từng khẩu phần ăn và thử tăng lượng calo lên nhiều hơn.

trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

Nếu đã làm mọi cách nhưng trẻ vẫn không thể tăng cân, có thể đưa con đến bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám. Bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân của việc trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là gì, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Không phải lúc nào trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân cũng đáng lo. Bố mẹ cứ thật sự bình tĩnh và theo dõi sự phát triển của con từng ngày nhé! Và đừng quên theo dõi Tạp chí Mẹ và Con để bỏ túi thêm nhiều bí quyết chăm sóc, nuôi dạy con bổ ích khác.

Bài viết liên quan