Mẹ&Con – Ngay khi bạn nhìn thấy 2 vạch trên que thử thai thì bên cạnh niềm hạnh phúc, vui mừng, Mẹ&Con nhắc bạn lấy giấy viết ra và ghi lại những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai dưới đây để giúp con yêu luôn khỏe mạnh và một thai kỳ thật thuận lợi nhé! 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai Tăng cường đề kháng khi mang thai Bí quyết giữ vẻ đẹp tự nhiên khi mang thai

Tổng hợp những việc bà bầu cần làm trong 40 tuần thai (P.1) 5

Tuần đầu tiên

1. Viết ra giấy ngày cuối cùng chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

2. Bỏ hút thuốc, rượu bia hay bất kì thói quen nào có thể ảnh hướng đến sức khỏe của con yêu.

3. Uống bổ sung viên vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

4. Điều tra tiền sử bệnh án trong gia đình, đặc biệt là những rối loạn di truyền có thể gây dị tật bẩm sinh.

Tuần thứ 2

1. Cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày.

2. Thăm khám bác sĩ đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến những loại thuốc bạn đang dùng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

3. Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các loại dưỡng chất.

4. Nếu bạn là dân thể thao hoặc thích tập luyện thể chất, trong tuần này bạn nên hạn chế, không nên tập nặng và quá sức.

Tuần thứ 3

1. Phát hiện những dấu hiệu sớm của việc mang thai

2. Tìm hiểu và ghi ra giấy những loại thực phẩm bà bầu nên và không nên ăn trong thời gian mang thai.

Tuần thứ 4

1. Thử thai lại nếu lần thử thứ 1 không cho kết quả rõ ràng.  

2. Que báo 2 vạch. Chúc mừng bạn! Thông báo tin vui với ông xã thôi.

3. Gặp bác sĩ để khám thai và xác nhận một lần nữa bạn đã mang thai.

Tuần thứ 5

1. Uống đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.

2. Tìm mua một quyển sách hoặc quyển Tạp chí Mẹ&Con để đọc trong thai kỳ.

3. Viết nhật ký thai kỳ để ghi lại các cột mốc, sự kiện quan trọng, cũng như các triệu chứng và những thắc mắc cho những gì sẽ xuất hiện trong những tháng tiếp theo.

4. Đăng ký tham gia các diễn đàn, hội nhóm dành cho các mẹ bầu để học hỏi kinh nghiệm bầu bí.

6. Tìm hiểu về chế độ thai sản. 

Tuần thứ 6

1. Nếu mọi thứ đã ổn thỏa thì đây là thời điểm tuyệt vời để bạn thông báo tin vui này với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết.

2. Tránh xa các loại vật nuôi.

3. Nếu bạn bị nghén nặng hãy tìm hiểu cách để giảm bớt tình trạng ốm nghén.

4. Chọn ngay vị bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của hai mẹ con trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu không hài lòng về vị bác sĩ đã chọn bạn nên sớm thay thế, càng sớm càng tốt.

Tuần thứ 7

1. Sẵn sàng cho lần lần khám thai đầu tiên. Việc lên lịch trình khám thai nên bắt đầu sớm từ giữa tuần thứ 8 đến tuần 12.

2. Nếu có thắc mắc, bạn nên ghi ra giấy để hỏi bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên.  

3. Tránh xa các loại thuốc diệt côn trùng.

4. Sắm sửa đồ bầu hoặc nếu cần mẹ có thể tận dụng quần áo có kích cỡ phù hợp. 

Tuần thứ 8:

1. Chọn mua chiếc áo ngực mới. Đó có thể là áo ngực chuyên dành cho bà bầu hoặc nếu áo ngực thường thì phải lớn hơn 1 size để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

2. Thực hành các bài tập yoga nhẹ nhàng dành cho bầu hàng ngày.

3. Để thoát khỏi ợ nóng trong thai kỳ, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng axit nhưng phải theo sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.  

4. Gặp gỡ bác sĩ để bàn về những dự định cho việc sinh nở.

Tuần thứ 9

1. Đây là lúc bạn nên ngồi xuống để cùng chồng thảo luận về ngân sách cho việc nuôi con trong tương lai.

2. Lập danh sách những việc bạn muốn làm trước khi chính thức trở thành bà mẹ trẻ và thực hiện từng việc một nhé!

3. Tránh xa các loại hóa chất tẩy rửa mạnh. Nên thay thế bằng các loại tẩy rửa có chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

4. Bổ sung nhiều trái cây và các loại rau củ quả trong các bữa ăn hằng ngày.

5. Hình thành thói quen vận động hàng ngày bằng cách dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội để luyện tập. 

Tuần thứ 10

1. Rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa an toàn để tránh bị cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai.

2. Áp dụng mẹo dân gian, phương pháp tự nhiên để chữa trị chứng khó tiêu.

3. Shopping cho mẹ bầu, đừng quên mua sắm những quần áo, đầm bầu nhé!

4. Liên hệ lại với công đoàn nơi bạn đang làm việc để xem xét chính sách nghỉ thai sản.

Tags:

Bài viết liên quan