Ngày nay, y học phát triển đã cho ra đời nhiều phương pháp giúp điều trị và hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn nhanh chóng có con. Trong đó, phương pháp tiêm thuốc kích trứng được xem là rất hiệu quả mang đến niềm vui cho người muốn làm cha mẹ. Đây được xem là biện pháp hữu ích trong việc hỗ trợ sinh sản.
Tiêm thuốc kích trứng đem lại hiệu quả đến 60% (Ảnh minh họa).
1. Thuốc tiêm kích trứng là gì?
Thuốc tiêm kích trứng được gọi là gonadotropin, chứa chất kích thích nội tiết tố (FSH) gây ra sự phát triển của một hoặc nhiều nang khi tiêm vào người phụ nữ không có khả năng rụng trứng tự nhiên.
Thuốc rụng trứng là hóc môn HCG, không những giúp các nang trong trưởng thành, mà còn giúp trứng trưởng thành tự rụng khỏi các nang.
Khi tiêm thuốc kích trứng sẽ được tiêm 1 loại thuốc gây rụng trứng và sau đó tiêm kích hoạt giúp trứng hoàn tất quá trình trưởng thành và bảo đảm trứng sẽ rụng.
Thuốc kích trứng có hai dạng uống và dạng tiêm. Thông thường, việc tiêm thuốc kích trứng được chỉ định khi người phụ nữ đáp ứng kém đối với uống thuốc kích trứng. Tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ tiêm thuốc kích trứng được thống kê là cao hơn so với những người sử dụng thuốc uống kích trứng.
2. Cơ chế hoạt động của thuốc rụng trứng?
Hai hóc môn trong cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình rụng trứng là FSH – kích thích sản xuất trứng và LH – kích thích nang trứng giúp trứng chín và rụng.
Gonadotrapin là hình thức tiêm các loại hóc môn này vào trong cơ thể, trực tiếp kích thích buồng trứng sản xuất trứng, đồng thời giúp cho trứng chín và rụng.
Sau khi được tiêm vào cơ thể, gonadotrapin sẽ kết hợp với một hóc môn được gọi là gonadotrapin màng đệm ở người (hCG). Hóc môn này sẽ hoàn thành giai đoạn cuối cùng của 1 trứng trưởng thành và có vai trò làm trứng chín rụng.
3. Ảnh hưởng của thuốc kích trứng với cơ thể?
HCG là một hormone tự nhiên mà cơ thể chỉ sản xuất được trong quá trình mang thai. Vì vậy, hầu hết những tác dụng phụ tiềm ẩn của việc tiêm thuốc kích trứng là hoàn toàn giống với những người bắt đầu mang thai như đau bụng nhẹ, sưng, đau vú và buồn nôn…
Trong một số trường hợp, tiêm HCG kích hoạt sẽ kích hoạt nhiều hơn 1 trứng trưởng thành và rụng có thể dẫn tới cơ hội sinh đôi hoặc hơn thế nữa.
4. Đối tượng nên tiêm thuốc kích trứng?
Tiêm thuốc kích trứng chỉ nên áp dụng trong 3 trường hợp sau:
– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn tới tình trạng không rụng trứng.
Phụ nữ mắc hội chứng đa ngang buồng trứng nên áp dụng phương pháp tiêm thuốc kích trứng (Ảnh minh họa).
– Phụ nữ sử dụng phương pháp hỗ trợ thụ thai thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI).
– Chồng bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn tới số lượng tinh trùng ít ỏi, chất lượng tinh trùng kém, tốc độ bơi chậm.
5. Thời gian tác dụng của thuốc kích trứng.
Việc tiêm được bắt đầu sớm, thường là ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt và được tiếp tục trong khoảng 8-14 ngày cho đến khi có một hoặc nhiều hơn các nang trứng phát triển tốt. Lịch tiêm sẽ diễn ra hàng ngày trong khoảng 12 ngày mỗi tháng, tùy vào thời gian cần trứng trưởng thành. Sau khi tiêm thuốc kích trứng sẽ được theo dõi khả năng rụng thông qua siêu âm buồng trứng. Thời điểm đó, bệnh nhân sẽ được tiêm thêm mũi Hcg gây rụng trứng trong vòng 36 giờ đồng hồ sau đó.
Nếu người đang dùng biện pháp IVF sẽ được sắp xếp cho tinh trùng gặp trứng trong khoảng 36 giờ sau khi tiêm.
Nếu người đang điều trị chứng rối loạn rụng trứng, có thể phải điều trị tối đa là 3-6 chu kỳ. Uống hơn thời gian này thì tỷ lệ thành công cũng không được cải thiện tốt hơn.
6. Tiêm thuốc kích trứng ở đâu?
Thuốc kích trứng có thể được tiêm tại những cơ sở y tế hoặc bạn hoàn toàn có thể tự tiêm tại nhà dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc kích rụng trứng thường được tiêm ở bắp, đùi, bụng và thường không gây đau buốt khi tiêm. Vấn đề quan trọng nhất là phải canh được thời gian rụng trứng. Sau khi tiêm thuốc kích trứng, trứng sẽ rụng trong khoảng 36h tới 48h, vậy nên cần có kế hoạch để quá trình thụ thai có thể xảy ra đúng thời gian này.
7. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp tiêm thuốc kích trứng
– Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc kích trứng và có thể gặp phải hội trứng quá kích buồng trứng. Do vậy, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm thuốc cũng cần được báo ngay cho bác sĩ.
– Sau khi điều trị tiêm thuốc kích trứng từ 3-6 tháng mà không có hiệu quả nên cho buồng trứng “nghỉ ngơi” một vài chu kỳ tránh tình trạng suy buồng trứng.
– Sử dụng thuốc kích trứng sẽ giúp tăng cường khả năng sinh sản. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tự ý dùng thuốc kích trứng có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây vô sinh
Không nên tự ý tiêm thước kích trứng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa).
Lời khuyên tốt nhất cho các bệnh nhân điều trị hiếm muộn với liệu pháp tiêm thuốc kích trứng là nên uống nước nhiều trong ngày, hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao. Nếu tiêm thuốc kích trứng không đáp ứng thuốc tốt bạn nên đề nghị bác sĩ điều trị để thay đổi phác đồ điều trị.