Mẹ và Con - Bạn luôn muốn trở thành một nhân viên ưu tú? 7 phương pháp tạo động lực làm việc sau sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt cấp trên.

Khi làm bất cứ công việc nào, động lực cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính hiệu quả và cả cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Việc thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi hoặc không còn hào hứng với công việc chính là hồi chuông báo động để bạn thức tỉnh và tạo động lực làm việc trở lại. Sau đây chính là 7 phương pháp giúp bạn tạo động lực làm việc nhanh nhất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của bạn

Trước tiên, động lực làm việc chính là các năng lượng từ bên trong, thúc đẩy chúng ta có mong muốn cống hiến cho công việc. Nó có thể giúp đưa ra các hình thức, đường lối, cường độ, và thời gian để hoàn thành công việc.

những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc

Để tạo động lực làm việc, chúng ta cần xem xét qua một vài yếu tố làm ảnh hưởng đến nó như:

  • Tính cách từng người
  • Nhu cầu riêng của mỗi cá nhân
  • Cuộc sống ngoài nơi làm việc và các mối quan hệ xã hội
  • Bản thân công việc
  • Áp lực từ bạn bè đồng niên
  • Căng thẳng từ cuộc sống riêng

Ngoài ra, các sự kiện không may xảy ra trong cuộc sống cũng có thể tác động đến động lực làm việc. Vì thế, chỉ cần một trong những yếu tố trên “không còn ổn”, hoặc thậm chí tất cả, bạn sẽ mất đi động lực làm việc một cách nhanh chóng.

Động lực làm việc quan trọng là vì nó mang lại sự hứng khởi cho chúng ta và dĩ nhiên sẽ thúc đẩy năng suất trong công việc. Từ đó, ta mới hoàn toàn cống hiến hết sức mình cho tổ chức, công ty.

Do đó, để luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, việc tạo động lực làm việc là điều bắt buộc.

7 bí quyết tạo động lực làm việc dành cho bạn

Hãy nghĩ tới lúc hoàn thành công việc

Nên tạo ra bức tranh tổng quát về mục tiêu công việc, đưa vào các số liệu cụ thể và mốc thời gian hoàn thành sẽ hỗ trợ bạn định hình về con đường phải đi. Chắc chắn chúng ta sẽ được tạo động lực làm việc nếu biết trước rằng kết quả sau cùng sẽ như ý.

Niềm khát khao càng lớn, bạn càng có cảm hứng để hàng ngày bắt tay vào giải quyết công việc. Từ đó, khoảnh khắc để thưởng thức bức tranh ban đầu bạn vẽ ra chắc chắn sẽ không còn lâu.

Để tạo động lực làm việc, hãy thử học một điều mới

Đôi khi, bạn sẽ dễ cảm thấy chán chường, mất động lực nếu công việc đang làm quá buồn chán và thiếu tính thách thức. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách mạnh dạn đề xuất lên cấp trên cho mình cơ hội được đảm nhận một dự án hay kế hoạch với quy mô lớn và giàu tính cạnh tranh hơn.

Hay bạn cũng có thể tạo động lực làm việc một cách gián tiếp thông qua việc học các môn kỹ năng hay nghệ thuật. Có thể thử sức ở một lớp học vẽ tranh, nấu ăn, nhảy múa, làm gốm… để khai thông và tăng cường khả năng sáng tạo của trí óc.

cách tạo động lực làm việc là hãy thử làm gốmĐiều này không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn làm giàu thế giới quan của bạn, đem đến những cảm hứng mới mẻ mà bạn có thể áp dụng vào công việc chính.

Đừng làm việc quá sức

Tuy đơn giản nhưng việc để bản thân nghỉ ngơi giây lát sẽ giúp tái tạo năng lượng và tạo động lực làm việc tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức nếu cứ tập trung vào công việc hàng giờ liền.

Làm việc quá sức là một nguyên nhân có thể làm bạn chán ghét chính công việc đang làm và muốn từ bỏ ngay lập tức. Vậy bất kể khi nào cơ thể đã thấm mệt, hãy dừng lại và thưởng thức một ly nước ấm nhé!

Bạn cũng có thể chợp mắt một chút để đầu óc được thư giãn. Hoặc nếu cần thiết, lên lịch cho một chuyến du lịch ngắn hạn đến những nơi bạn cảm thấy yêu thích và thoải mái.

Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, cũng là cách tạo động lực làm việc hiệu quả.

Xem xét nguyên nhân làm mất động lực làm việc

Để tạo động lực làm việc trở lại, đương nhiên bạn phải xem xét do yếu tố nào mà mình lại mất đi nó, và cố gắng đưa ra cách giải quyết. Những nguyên nhân có thể là: Lương thấp, năng lực bản thân không đáp ứng yêu cầu công việc, hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cấp trên.

Nếu vấn đề của bạn là tiền lương, hãy mạnh dạn đàm phán lương lại với cấp trên (Lưu ý là bạn cũng cần đảm bảo mình xứng đáng với điều ấy). Hoặc nếu năng lực chuyên môn là rào cản, bạn có thể phát tín hiệu lên sếp lớn rằng bạn đang gặp vấn đề và mong muốn được hướng dẫn.

Lúc đó, mong muốn tạo động lực làm việc không còn là chuyện riêng của bạn nữa. Cấp trên bạn có thể cũng dành sự quan tâm đến điều này và tiến hành cải cách lại công việc sao cho khơi gợi sự nhiệt huyết của nhân viên.

Còn khi rắc rối đến từ mối quan hệ với đồng nghiệp không hòa hợp, một chầu cafe giờ tan làm hay cùng chia sẻ đồ ăn vào giờ nghỉ trưa sẽ giúp cải thiện được tình hình.

Bàn làm việc chỉ chủ

Một bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp tạo động lực làm việc nhanh chóng cho chúng ta. Trước hết, bạn nên lau chùi bàn ghế sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng lại giấy tờ và văn phòng phẩm của bản thân.

Có thể trang trí bàn làn việc với một vài món đồ trưng bày nhỏ mang dấu ấn cá nhân như khung hình, chậu cây, bức tượng ngộ nghĩnh… để đẩy lùi căng thẳng, tạo sự thân thuộc và khơi gợi lại cảm hứng cho công việc.

cách tạo động lực làm việc là trang trí bàn làm việc

Thay đổi cách sinh hoạt giúp tạo động lực làm việc

Ngoài những yếu tố đến từ chỗ làm thì những yếu tố cá nhân, cụ thể hơn là cách sinh hoạt của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc. Nếu chế độ sinh hoạt không lành mạnh, bạn sẽ thường mệt mỏi và ủ rũ, dẫn đến không còn hứng thú trong công việc.

Hãy đặt ra những câu hỏi như:

  • “Mình có làm việc liên tục mà quên nghỉ ngơi?”
  •  “Mình có hay thức khuya?”
  • “Có vấn đề cá nhân nào chưa thể giải quyết làm mình không tập trung cho công việc?”

Những vấn đề cá nhân tưởng như ngoài lề vẫn có khả năng làm giảm đi năng suất làm việc, lấy đi niềm cảm hứng trong công việc. Hãy thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc, tập thể dục, tránh căng thẳng… để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Chỉ khi sức khỏe ở trạng thái tốt nhất thì chúng ta mới có thể tạo động lực làm việc về lâu dài.

Có thể nghĩ đến thôi việc như là phương án cuối cùng

Điều này không đồng nghĩa là bạn có thể nghỉ việc bất kể khi nào gặp chút khó khăn. Nó có nghĩa là bạn nên chủ động lên kế hoạch khác cho bản thân nếu công việc hiện tại thật sự không còn phù hợp.

Bạn có thể tự nghiên cứu những bộ phận khác trong hay ngoài công ty, tạo ra các mối quan hệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình, làm đẹp lại bản CV và phát triển bản thân bằng những kỹ năng chuyên ngành quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, dẫn đến giải tỏa được căng thẳng.

Người ta có câu: “Lấy lùi làm tiến”. Có khi vì vậy mà bạn mới có thể tạo động lực làm việc.

Vì khi có phương án dự phòng, áp lực sẽ được đẩy lùi, đầu óc sẽ ở trạng thái bình tĩnh và sáng suốt nhất thì công việc hiện tại có khó khăn đến đâu bạn cũng đối phó được.

Việc tạo động lực làm việc và duy trì nó lâu dài sẽ đem đến cho bạn sự mãn nguyện, hạnh phúc mỗi sáng đi làm. Áp dụng ngay 7 bí quyết trên để luôn là một nhân viên xuất sắc, bạn nhé!

Bài viết liên quan