Mẹ và Con - Bất kỳ ai cũng quan tâm lương khi đi xin việc. Vì sao cùng một năng lực, cùng một vị trí nhưng có người được trả cao người lại nhận thấp? Đó là vì có người biết cách đàm phán lương, người lại không biết.

Lương là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người xin việc. Ai cũng muốn được trả công xứng đáng với năng lực, kinh nghiệm và giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đàm phán lương một cách tự tin, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Nếu bạn không biết cách đàm phán lương, bạn có thể gặp rất nhiều thiệt thòi. Vậy nên, trang bị kỹ năng đàm phán lương luôn luôn không bao giờ thừa.

Hậu quả khi không biết cách đàm phán lương

Có rất nhiều vấn đề đi kèm theo lương ở một nơi làm việc. Nếu không biết cách đàm phán lương, bạn có khả năng cao không chỉ nhận lương thấp mà còn rất nhiều vấn đề đi kèm. Trong đó có thể kể tới:

  • Bạn bị trả lương thấp hơn so với mức thị trường hoặc mức mong muốn của bạn.
  • Mất cơ hội làm việc tại một công ty tốt vì yêu cầu lương quá cao hoặc quá thấp.
  • Bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tâm lý, sự hài lòng và mức độ gắn bó với công việc nếu cảm thấy không được đánh giá cao hoặc công bằng.
  • Bạn có thể bị lỡ mất nhiều phúc lợi, thưởng, đào tạo, nghỉ phép… nếu chỉ tập trung vào lương cơ bản.

hậu quả khi không biết cách đàm phán lương

Vậy làm thế nào để đàm phán lương một cách hiệu quả và tránh những thiệt thòi trên? Dưới đây là một số kỹ năng và cách đàm phán lương mà bạn nên biết:

Cách đàm phán lương theo giai đoạn

Chuẩn bị gì trước khi đàm phán lương?

Trước khi bước vào cuộc đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin sau:

  • Tra cứu thông tin từ các trang tìm việc, báo cáo ngành để biết dự đoán mức lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Bạn cần xác định một khoảng lương hợp lý và phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và giá trị của mình. Bạn cũng nên có một mức lương tối thiểu mà có thể chấp nhận được.
  • Hãy chuẩn bị các bằng chứng cụ thể về những thành tích, kỹ năng, chứng chỉ, giải thưởng… mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Điều này nhằm nhấn mạnh và thuyết phục về những hứa hẹn mà bạn tin là mình có thể mang lại cho công ty trong tương lai. Điều này giúp thuyết phục nhà tuyển dụng tin là bạn xứng đáng với mức lương.
  • Những lợi ích khác ngoài lương. Bạn cần tìm hiểu rõ ràng quy định của công ty, luật lao động để đảm bảo mình nhận được đầy đủ phúc lợi cần có.

Cách đàm phán lương

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương mong muốn, hãy đưa ra một khoảng lương hợp lý thay vì một con số cụ thể. Cách đàm phán lương này chứng tỏ bạn có suy nghĩ rõ ràng về mức lương và cũng sẵn sàng thương lượng.

Không nên đưa ra mức lương có độ chênh lệch quá cao. Ví dụ một khoảng 7 đến 10 triệu/tháng là tương đối hợp lý.

Luôn đưa ra một mức lương cao hơn với mong muốn thực tế. Vì khả năng cao nhà tuyển dụng sẽ “trả giá”. Nếu nhà tuyển dụng đồng ý với mức cao, thì tốt.

Cách đàm phán lương thuyết phục

Nếu không, bạn vẫn có thể nhận lương thấp hơn một chút mà không thấy thất vọng. Khi đưa ra khoảng lương, bạn nên nói rõ rằng con số này là dựa trên sự tìm hiểu của bạn về thị trường và vị trí công việc, và bạn sẵn sàng thảo luận về những yếu tố khác. Ví dụ:

  • Nhà tuyển dụng: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này?

Bạn: Dựa trên sự tìm hiểu của tôi về thị trường và vị trí công việc, tôi mong mức lương 8 đến 10 triệu/tháng. (Mức tối thiểu có thể chấp nhận của bạn là 7-7,5 triệu chẳng hạn).

  • Nhà tuyển dụng: Tại sao bạn yêu cầu mức lương này?

Bạn: Vì kỹ năng và giá trị độc đáo mà tôi mang lại cho công ty, mức lương này là hợp lý. Ví dụ, tôi đã có kinh nghiệm chạy quảng cáo với ngân sách X triệu và mang về doanh thu tăng trưởng Y%.

Kỹ thuật đàm phán lương

Cách đàm phán lương hiệu quả là luôn giữ thái độ tích cực và linh hoạt. Không nên tỏ ra quá khó chịu lẫn nhún nhường. Hãy cho thấy mình có thiện chí và sẵn lòng đàm phán để tìm ra mức lương phù hợp.

Đồng thời, bạn cũng có thể chứng minh giá trị mình sẽ mang lại cho công ty. Cần tỏ thái độ tôn trọng quan điểm của nhà tuyển dụng, lắng nghe những lý do và đề xuất của họ, và đưa ra những phản hồi hợp lý và thuyết phục.

Ngoài ra, bạn cũng nên linh hoạt trong việc xem xét những lợi ích khác ngoài lương. Nếu nhà tuyển dụng không thể đáp ứng mức lương mong muốn của bạn, bạn có thể yêu cầu những phúc lợi khác như tăng số ngày nghỉ, thưởng, bảo hiểm, làm việc từ xa, hỗ trợ chi phí đi lại…

Bạn cũng nên xem xét những yếu tố khác như môi trường làm việc, văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến, review tăng lương định kỳ… để đánh giá tổng thể giá trị của công việc. Bạn nên lưu ý điều này nhé.

Giai đoạn sau khi đàm phán

Sau khi đã trao đổi và thương lượng về mức lương và các lợi ích khác, bạn cần biết khi nào cần nói “Cảm ơn” hoặc “Không” với nhà tuyển dụng. Nếu bạn hài lòng với mức lương và các lợi ích được đề xuất, đừng ngại nói “Cảm ơn” và trao đổi về thời gian làm việc.

Nếu bạn không hài lòng với mức lương và các lợi ích được đề xuất, hãy nói “không” dứt khoát. Tuy nhiên, dứt khoát không có nghĩa là kém lịch sự và thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho bạn, giải thích rõ ràng lí do tại sao bạn từ chối công việc, và bày tỏ mong muốn được hợp tác với họ trong tương lai nếu có cơ hội.

Lưu ý trong cách đàm phán lương

Đàm phán lương là một kỹ năng quan trọng trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Nếu biết cách đàm phán lương hiệu quả bạn chắc chắn sẽ giành được lợi ích xứng đáng nhất cho mình.

Bài viết liên quan