Bạn cảm thấy mệt mỏi vì bé yêu thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm, ốm vặt,… nhưng không biết phải làm sao để có thể hạn chế tình trạng này? Một trong những cách đơn giản nhất chính là tăng sức đề kháng cho bé bởi đây chính là hàng rào bảo vệ để giúp thiên thần nhỏ có thể chống lại các loại bệnh thường gặp.
Charles Shubin, phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Maryland, cho biết: “Tất cả chúng ta đều bước vào thế giới này với một hệ thống miễn dịch kém. Dần dần, trẻ em sẽ tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chiến đấu với hàng loạt vi trùng, vi rút và các sinh vật khác đang diễn ra. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều bác sĩ nhi khoa coi việc mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm sáu đến 8 lần mỗi năm là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, một số thói quen lành mạnh có thể đóng vai trò như một biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bé, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của con bạn đạt được mức cao hơn và có thể giúp con hạn chế nguy cơ mắc nhiều loại bệnh hơn”.
Vì sao cần tăng sức đề kháng cho bé?
Khi chúng ta chào đời, cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra các protein được gọi là kháng thể với vai trò phá hủy các tế bào bất thường, từ đó giúp chống lại các loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm và thậm chí là các bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch.
Hệ thống miễn dịch gồm các tế bào, mô, cơ quan… kết hợp với nhau, hoạt động như một hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp bảo vệ chúng ta khỏi sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… cũng như tiêu diệt, loại trừ các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Việc tăng cường sức đề kháng cho bé sẽ giúp cơ thể con có hệ thống miễn dịch tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh hơn. Do đó, mẹ nên lưu ý để có thể giúp trẻ cải thiện sức đề kháng của mình, đặc biệt là khi trẻ thường xuyên ốm đau, mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trẻ sơ sinh mang kháng thể của mẹ trong bao lâu?
Cơ thể trẻ sơ sinh sẽ hình thành khả năng miễn dịch thụ động khi người mẹ truyền kháng thể cho bé qua nhau thai. Điều này thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và đây là dạng truyền kháng thể thụ động do em bé không tự sản sinh ra các kháng thể.
Khả năng miễn dịch của người mẹ quyết định loại kháng thể nào sẽ được truyền sang cơ thể bé. Nếu trước đây bạn đã từng bị thủy đậu thì có thể em bé sẽ nhận được một số kháng thể cần thiết để chống lại bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh là tạm thời và bắt đầu suy giảm khi trẻ lớn hơn vài tuần hoặc vài tháng.
Do đó, điều quan trọng là phải bắt đầu thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng cho bé để con luôn khỏe mạnh, có khả năng chống lại các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần lưu ý gì khi tăng sức đề kháng cho bé?
Chế độ ăn lành mạnh, ăn thêm trái cây và rau củ quả
Để giúp bé cải thiện sức đề kháng, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, cần lưu ý để cho trẻ ăn thêm trái cây, rau củ quả.
Cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây là những thực phẩm mẹ thường nên bổ sung cho bé bởi chúng chứa carotenoid – những chất dinh dưỡng thực vật tăng cường miễn dịch rất tốt. Các chất dinh dưỡng từ thực vật có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng cũng như sản sinh nhiều interferon – một loại kháng thể bao phủ bề mặt tế bào, ngăn chặn virus.
Vì thế, nếu mẹ muốn tăng sức đề kháng cho bé, tốt nhất nên bổ sung rau củ quả và các loại trái cây vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của con mẹ nhé!
Tăng thời gian ngủ
Các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể khiến trẻ dễ bị ốm hơn do lúc này hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu suy giảm và không thể nào “chiến đấu” để chống sự xâm nhập của vi khuẩn, tế bào ung thư. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh có thể cần đến 16 giờ ngủ mỗi ngày trong khi bé mới biết đi nên ngủ từ 11-14 giờ và bé trong độ tuổi mẫu giáo cần 10-13 giờ để ngủ.
Nếu bé không thể ngủ trưa hoặc không chịu ngủ trưa, vào buổi tối nên cho bé đi ngủ sớm hơn. Ngoài ra, nếu bé dễ bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, nên kiểm tra nhiệt độ phòng ngủ, giường ngủ và các yếu tố liên quan để đảm bảo con có giấc ngủ sâu và chất lượng, giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Cho bé bú sữa mẹ
Để tăng sức đề kháng cho bé, mẹ nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch và các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể của bé, từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sữa mẹ cũng có thể tăng cường trí não của bé và giúp bảo vệ con chống lại bệnh tiểu đường, viêm đại tràng và nguy cơ mắc một số dạng ung thư sau khi con lớn lên. Đặc biệt, sữa non, loại “sữa trước” màu vàng loãng chảy ra từ vú trong vài ngày đầu sau sinh đặc biệt giàu kháng thể và giúp tăng sức đề kháng cho bé một cách vô cùng hiệu quả.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ bỉm nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sau khi sinh hoặc ít nhất hai đến ba tháng đầu tiên tăng cường hệ miễn dịch của bé. Sau đó, mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng sữa mẹ tại ngân hàng sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức tùy theo hoàn cảnh,nhu cầu của từng gia đình.
Cho bé tập thể dục, vận động
Nhiều phụ huynh thường có tâm lý không cho bé vui chơi, hoạt động vì sợ con té ngã, chấn thương. Tuy nhiên, việc tập thể dục hoặc vận động, vui chơi cùng bạn bè lại có thể kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể của bé, để con có thể khỏe mạnh hơn và chống lại các loại bệnh thường gặp.
Mỗi ngày, để tăng cường sức đề kháng cho bé, bạn có thể để con vận động từ 30-60 phút. Có thể cho bé bơi lội, chạy bộ hoặc bất kỳ hoạt động nào mà bé thích đều được, miễn là con có thể vận động.
Nhắc bé rửa tay thường xuyên
80% các ca nhiễm trùng lây lan qua đường tiếp xúc. Vì thế, để tăng cường sức đề kháng cho bé và hạn chế các bệnh nhiễm trùng, bạn nên rửa tay cho bé (với những bé nhỏ) và hướng dẫn bé rửa tay đúng cách, nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên (với những bé lớn hơn, đã bắt đầu học cách tự lập trong sinh hoạt hằng ngày).
Hãy yêu cầu bé rửa tay sau khi hắt hơi, ho và đi vệ sinh, chủ động rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây để có thể loại bỏ vi khuẩn và vi rút, giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi lên đến 45%.
Tiêm chủng đầy đủ
Muốn tăng cường sức đề kháng cho bé, bố mẹ không nên bỏ qua các mũi tiêm chủng vaccine cho con theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Trẻ sơ sinh từ khi chào đời sẽ bắt đầu được tiêm các mũi như mũi tiêm viêm gan B, mũi tiêm DTaP, mũi tiêm MMR, bệnh thủy đậu, mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV), mũi tiêm bệnh cúm,…
Cách tăng sức đề kháng cho bé thật đơn giản phải không nào? Có thể cải thiện hệ miễn dịch cho con thì tại sao lại không bạn nhỉ?